Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là giúp học sinh hình thành kỹ năng giải nhanh một số bài toán vật lí bằng cách sử dụng đường tròn lượng giác. Giúp học sinh nhận thức sâu sắc việc áp dụng kiến thức toán học phù hợp để giải toán vật lí. Chỉ ra các mối quan hệ trực quan của các đại lượng vật lí, phương pháp, thủ thuật sử dụng các công thức này để giải nhanh nhất, chính xác nhất các bài tập. Thông qua đề tài rèn luyện, phát triển tư duy, tính sáng tạo của học sinh. | Trường THPT Vũ Duy Thanh Năm học 2013 - 2014 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài a. Cơ sở lý luận. Hiện nay Bộ GD-ĐT đã áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan trong kì thi tốt nghiệp THPT cũng như tuyển sinh Đại học Cao đẳng đối với nhiều môn học trong đó có môn vật lý. Hình thức thi trắc nghiệm khách quan đòi hỏi học sinh phải có kiến thức rộng xuyên suốt chương trình và có kĩ năng làm bài trả lời câu trắc nghiệm nhanh chóng. Bởi vậy với mỗi bài toán đề ra người giáo viên không chỉ hướng dẫn học sinh hiểu bài mà phải tìm cách giải nhanh nhất có thể. Việc sử dụng mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều để giải các bài tập dao động đã thỏa mãn được điều đó. Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng nắm được thuần thục và nhanh nhạy công cụ này do các em rất lúng túng khi dùng đường tròn lượng giác và khó tưởng tượng được sự tương tự giữa hai loại chuyển động này. Trên thực tế đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu xung quanh vấn đề này và đã thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên hầu hết các tác giả chưa hoặc còn ít đề cập đến bài toán vận dụng trực tiếp đường tròn lượng giác cho việc dùng hệ trục Oxv dao động cơ hệ trục Ouu trong điện xoay chiều Và hầu hết các đề tài mới chỉ đề cập đến việc vận dụng mối liện hệ đó để giải quyết các bài toán trong chương dao động cơ còn ít đề cập đến các chương khác. Nên việc sử dụng những kỹ năng giải nhanh các bài tập là rất cần thiết. - Trong chương trình vật lí lớp 12 có 4 chương học liên quan đến các đại lượng được biểu thị bằng các hàm số điều hoà dạng hàm số cosin hay sin . Đó là các chương Chương 1 Dao động cơ Chương 2 Sóng âm và sóng cơ Chương 3 Dòng điện xoay chiều Chương 4 Dao động và sóng điện từ Các đại lượng biểu thị bằng hàm số điều hoà thường gặp li độ x vận tốc v gia tốc a lực kéo về Fkv động năng thế năng phương trình truyền sóng cường độ dòng điện hiệu điện thế suất điện động cảm ứng từ thông điện tích tụ điện năng lượng điện trường của tụ điện năng lượng từ trường của Sáng kiến kinh nghiệm