Rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn mà trẻ em thường hay gặp phải. Trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý đối diện với rất nhiều vấn đề trong quá trình phát triển tâm sinh lý, trong học tập cũng như trong cuộc sống của các em. Đề tài nghiên cứu nhằm tìm kiếm thêm công cu ̣để đánh giá một cách chính xác rối loạn tăng động giảm chú ý và có thể phổ cập rộng rãi xuống các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu và các trường học. | Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach phiên bản Việt Nam CBLC-V trong sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý Hoàng Thị Xuyến Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Tâm lý học Người hướng dẫn . Đặng Hoàng Minh Năm bảo vệ 2014 92 tr . Abstract. Độ tin cậy của CBCL-V-CY là độ hiệu lực của VADPRS là Độ hiệu lực thang đo Kiểm định giữa điểm trung bình của CBCL-V-CY nhóm lâm sàng với nhóm cộng đồng có p Theo DSM IV TR tỷ lệ trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý là 3 - 7 ở trẻ trong độ tuổi đi học 18 . Tổ chức Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh Hoa Kỳ CDC đã đưa ra tỷ lệ 3-10 trẻ trong độ tuổi từ 6-12 tuổi trên toàn thế giới có rối loạn tăng động giảm chú ý 30 . Ở nước ta chưa có điề u tra dich ̣ tễ trên toàn quố c về t ỷ lệ trẻ có rối loạn tăng đô ̣ng giảm chú ý . Năm 2010 Nguyễn Thị Vân Thanh với đề tài nghiên cứu Đặc điểm tâm lý lâm sàng của học sinh tiểu học có rối loạn tăng động giảm chú ý đã đưa ra tỷ lệ 1 63 trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý tiến hành trên học sinh ở hai trường tiểu học tại Hà Nội 12 . Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền 2012 tiến hành trên 400 học sinh tiểu học thuộc khuc vực quận Ba Đình - Hà Nội tỷ lệ trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý là 6 3 4 . Năm 2013 Đặng Hoàng Minh và cộng sự với đề tài nghiên cứu Sức khỏe tâm thần của trẻ em Việt Nam-Thực trạng và các yếu tố nguy cơ đã đưa ra tỷ lệ 4 trẻ em Việt Nam có vấn đề về chú ý trong đó có 0 8 ở mức lâm sàng 9 . Tuy nhiên các bệnh viện các phòng khám chuyên khoa đều tiếp nhận khá nhiều trẻ có biểu hiện tăng đô ̣ng giảm chú ý đến thăm khám và điều trị. Trên thế giới cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu để tìm kiếm công cụ sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý. Như Flowers và các cộng sự 2010 đã tiến hành đề tài nghiên cứu tìm kiếm công cụ sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý cho trẻ em Châu Mỹ 24 Kim và các cộng sự 2005 đã có nghiên cứu về việc kiểm tra độ hiệu lực và hiệu quả của CBCL trong việc nhận biết trẻ có .