Ảnh hưởng của ô nhiễm kim loại nặng lên sự biến động năng lượng dự trữ và hoạt tính enzyme glutathione S-transferase của cá Chép (Cyprinus carpio) và cá Rô Phi (Oreochromis niloticus) trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy

Đề tài đánh giá sự tích tụ KLN (Cu, Pb, Zn và Cd) trong mang, gan, thận của cá chép và cá rô phi theo mùa và theo mặt cắt trong khu vực nghiên cứu. Phân tích sự biến động của nồng độ protein và hoạt tính GST trong cùng mẫu cá phân tích kim loại nặng. Bước đầu xác định tương quan giữa nồng độ kim loại nặng tích tụ với nồng độ protein và hoạt tính GST trong cùng mẫu cá phân tích | Ảnh hưởng của ô nhiễm kim loại nặng lên sự biến động năng lượng dự trữ và hoạt tính enzyme glutathione S-transferase của cá Chép Cyprinus carpio và cá Rô Phi Oreochromis niloticus trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy Vũ Thị Huyền Trang Trường Đại học Khoa học Tư nhiên Luận văn ThS. Chuyên ngành Sinh thái học Mã số 60 42 20 Người hướng dẫn TS. Ngô Thị Thúy Hường . Lê Thu Hà Năm bảo vệ 2013 Abstract Đánh giá sự tích tụ KLN Cu Pb Zn và Cd trong mang gan thận của cá chép và cá rô phi theo mùa và theo mặt cắt trong khu vực nghiên cứu. Phân tích sự biến động của nồng độ protein và hoạt tính GST trong cùng mẫu cá phân tích kim loại nặng. Bước đầu xác định tương quan giữa nồng độ kim loại nặng tích tụ với nồng độ protein và hoạt tính GST trong cùng mẫu cá phân tích Keywords Sinh thái học Ô nhiễm kim loại nặng Hoạt tính enzyme glutathione S-transferase Cá Chép Cá rô phi Sông Nhuệ Sông Đáy Content MỞ ĐẦU Kim loại nặng KLN là thành phần đặc trưng của các chất thải công nghiệp. Hiện nay các ngành công nghiệp của Việt Nam đều đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển và chưa có đủ các phương tiện cần thiết để giảm và loại trừ ảnh hưởng xấu của chất thải công nghiệp đến môi trường. Mặt khác các chế tài về xử phạt môi trường còn chưa nghiêm. Do vậy sự ô nhiễm kim loại nặng trong các thuỷ vực ngày càng trở nên trầm trọng. Các kim loại này khi được thải vào nước làm cho nước bị nhiễm bẩn ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái và các loài sinh vật sống trong nước. Các kim loại nặng khi đã được phóng thích vào môi trường thì sẽ tồn tại lâu dài tích tụ vào các mô sống của sinh vật qua chuỗi thức ăn mà ở đó con người là mắt xích cuối cùng. Các kim loại Cd Pb Cu Zn đều là các kim loại có độc tính cao đối với sinh vật và con người nếu vượt quá ngưỡng cho phép. Mặc dù nồng độ các chất độc tích tụ trong cơ thể sinh vật chưa cao nhưng khi tồn tại và tích tụ lâu dài chúng có thể làm tổn thương sinh vật ở các mức độ khác nhau hoặc thậm chí có thể gây chết. Với số dân lên tới hơn 10 triệu người .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.