Đề tài tuyển chọn được một số chủng vi khuẩn hiếu khí sống tự do có khả năng cố định N và các chủng nấm mốc hòa tan phosphate vô cơ trong đất rừng ngập mặn tại Thừa Thiên Huế; tạo nguồn vi sinh vật cố định N và hòa tan P với hoạt lực cao sẵn có nhằm góp phần cải thiện hiệu quả việc phục hồi rừng ngập mặn tại Thừa Thiên Huế | Nghiên cứu tuyển chọn một số chủng vi sinh vật có khả năng chuyển hóa N và P trong đất góp phần vào việc phục hồi rừng ngập mặn tại Thừa Thiên Huế Vũ Thị Hồng Hà Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn ThS Chuyên ngành Khoa học môi trường Mã số 60 44 03 01 Người hướng dẫn TS. Ngô Thị Tường Châu Năm bảo vệ 2014 Keywords. Khoa học môi trường Môi trường vi sinh vật Đất Rừng ngập mặn Thừa Thiên Huế. Content MỞ ĐẦU Nằm ở vị trí vùng ven biển là nơi giao thoa giữa đất liền và biển rừng ngập mặn có hệ sinh thái với năng suất sinh học cao cung cấp một nguồn tài nguyên rất phong phú và đa dạng như gỗ than tannin chim thú và nhiều loài thủy hải sản có giá trị xuất khẩu. Ngoài ra rừng ngập mặn còn đóng vai trò là lá chắn xanh bảo vệ vùng cửa sông cửa biển chống xói lở hạn chế tác hại của gió bão mở rộng đất liền và còn được xem là nhà máy lọc sinh học khổng lồ làm trong lành bầu không khí. Vì vậy hệ sinh thái rừng ngập mặn có ý nghĩa hết sức quan trọng về kinh tế - xã hội và môi trường ở những vùng ven biển. Đồng thời có vai trò đặc biệt trong việc ứng phó biến đổi khí hậu. Tuy nhiên diện tích rừng ngập mặn hiện đang giảm mạnh ở nước ta. Thực trạng này đã gây ra nhiều tác hại như làm mất đi bình phong bảo vệ đê biển gây ô nhiễm đất và nước đầm nuôi trồng thủy sản giảm nguồn lợi sinh vật cũng như giống thủy sản tự nhiên giảm năng suất nuôi tôm nhất là ảnh hưởng đến sinh kế của người dân. Riêng ở Thừa Thiên Huế rừng ngập mặn quan trọng này ngày càng giảm về diện tích cũng như chất lượng do việc phát triển của các khu ngập nước đặc biệt là sự mở rộng các ao nuôi tôm ở trên đầm phá. Vì vậy việc bảo vệ và phát triển bền vững rừng ngập mặn tại Thừa Thiên Huế là rất cấp thiết cần đề ra những giải pháp để tăng diện tích đảm bảo độ đa dạng sinh học và phát huy tối đa tiềm năng của rừng hiện có. Trước đây nhiều tổ chức hoạt động bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đã triển khai các hoạt động nhằm phục hồi và phát huy các giá trị vốn có của rừng ngập mặn tại Thừa Thiên Huế. Điển hình là .