Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt chất lượng mũi nhọn trong quá trình học tập môn Ngữ Văn của học sinh cấp THCS. Từ đó giúp chất lượng giáo dục của địa phương nâng lên và phát huy được năng lực vốn có của học sinh. Với mục đích cuối cùng là sau khi ra trường học sinh có thể tự tin học bộ môn ở bậc THPT và có cơ sở thi và học chuyên nghiệp tốt hơn. Từ đó đào tạo được nhân tài cho địa phương, cho đất nước. | PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định GD amp ĐT cùng với KH amp CN là quốc sách hàng đầu là nền tảng và là động lực thúc đẩy CNH HĐH đất nước. Đầu tư cho giáo duc là đầu tư cho sự phát triển. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài đào tạo những con người có kiến thức có văn hoá có kĩ năng nghề nghiệp gắn học với hành tài với đức. Để định hướng trên đi vào Giáo dục một cách thiết thực trong nhiều năm qua các cuộc thi Học sinh giỏi Olympic thi học sinh giỏi cấp huyện tỉnh cấp quốc gia hay các cuộc thi tìm ra nhân tài trên truyền hình như Đường lên đỉnh Olimpia quot quot Theo dòng lịch sử quot luôn được tổ chức và đi vào chiều sâu. Nhằm chọn ra nhân tài cho đất nước. Đối với địa phương Lai Châu - thuộc khu vực vùng cao Tây Bắc điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn công việc Đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài lại là một thách thức đối với ngành giáo dục. Tuy nhiên trong những năm qua đặc biệt từ khi thay sách đến nay công tác phát triển nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh nhà cũng ngày càng được quan tâm. Bằng chứng là các cuộc thi học sinh giỏi các cấp luôn được Tỉnh chỉ đạo thực hiện sát sao hàng năm. Các đơn vị trường trong toàn huyện ngày càng đầu tư vào chất lượng giáo dục. Vì vậy công tác Bồi dưỡng nhân tài hay nói một cách khác đi việc bồi dưỡng học sinh giỏi ngày càng được chú trọng. Mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục địa phương và Trường PTDT Nội trú Than Uyên là chuẩn bị cho học sinh sau khi học hết cấp ra trường có thể thích ứng nhanh chóng với sự phát triển của kinh tế xã hội ở địa phương. Cụ thể là học sinh phải được trang bị kiến thức để có hiểu biết về tổ quốc về cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam về nghĩa vụ và quyền lợi công dân về tinh thần làm chủ và nếp sống văn 1 minh về nền văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của các dân tộc thiểu số về những cuộc vận động lớn của Đảng và Nhà nước đang tiến hành ở miền núi và vùng dân sinh