Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp nâng cao chất lượng dạy học Văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là việc dạy và học văn học trung đại Việt Nam đến nay vẫn còn là những băn khoăn, trăn trở, gây nhiều khó khăn cho người dạy lẫn người học. Bởi lẽ văn học trung đại có nhiều từ ngữ cổ. Những từ ngữ này hiện nay học sinh ít được gặp và do vậy các em không hiểu. Đối với văn chương, muốn thấy cái hay, cái đẹp, trước hết phải hiểu. Đối với từ ngữ cũng vậy, muốn thấy cái hay của từ, của việc dùng từ, trước hết phải hiểu ý nghĩa của chúng. Sách giáo khoa có phần chú thích các từ cổ, song việc chú thích đó dù có chu đáo đến đâu vẫn chưa đủ. Chính đặc điểm này làm cho sự cảm thụ của học sinh đối với văn học trung đại gặp khó khăn. Để hiểu được những tác phẩm đó chẳng phải là chuyện dễ dàng. Nhưng để truyền thụ cái hay, cái đẹp của nó cho người học hiểu được lại càng khó khăn gấp bội phần. Vấn đề có nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là rào cản 2 ngôn ngữ, bởi những tác phẩm ấy đều viết bằng ngôn ngữ Hán văn cổ hay chữ Nôm có phần xa lạ với ngôn ngữ Tiếng Việt hiện đại hôm nay. Thêm vào đó là người tiếp nhận văn bản dù muốn hay không là phải có một kiến thức nền khả dĩ, ít nhiều phải hiểu rõ môi trường văn hoá trung đại, tư tưởng ý thức hệ chính thống thời trung đại, điển cố điển tích, thể loại văn học | I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chon đề tài. Văn học trung đại là một bộ phận văn học vô cùng quan trọng trong nền văn học nước ta và đã góp phần xây dựng nên bản lĩnh văn hoá của dân tộc Việt Nam trong hệ thống văn hoá - văn học khu vực và thế giới. Đến với văn học trung đại Việt Nam chúng ta sẽ biết đến nhiều vấn đề thú vị và ý nghĩa như chủ nghĩa yêu nước tinh thần chống giặc ngoại xâm chủ nghĩa nhân đạo tình yêu thiên nhiên và con người tình thần đấu tranh nữ quyền Đồng thời thông qua đó chúng ta cũng rút ra được những đặc trưng của văn học Việt Nam đối với văn học các nước. Văn học trung đại chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình và là phần mở đầu cho nền văn học viết của dân tộc. Nhiều tác phẩm văn học trung đại đã đạt đến mức điêu luyện tinh xảo nhất là với những tác phẩm văn học ở thế kỉ XVIII và XIX như Truyện Kiều - Nguyễn Du. Chính vì thế việc giảng dạy các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình không chỉ làm cho học sinh hiểu được cái hay cái đẹp của bài văn bài thơ mà còn rèn luyện ngôn ngữ cho các em nhất là ngôn ngữ viết. Vì vậy trong khuôn khổ của đề tài này tôi xin mạnh dạn góp thêm kinh nghiệm Phương pháp nâng cao chất lượng dạy học Văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9 . 2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài. Việc dạy và học văn học trung đại Việt Nam đến nay vẫn còn là những băn khoăn trăn trở gây nhiều khó khăn cho người dạy lẫn người học. Bởi lẽ văn học trung đại có nhiều từ ngữ cổ. Những từ ngữ này hiện nay học sinh ít được gặp và do vậy các em không hiểu. Đối với văn chương muốn thấy cái hay cái đẹp trước hết phải hiểu. Đối với từ ngữ cũng vậy muốn thấy cái hay của từ của việc dùng từ trước hết phải hiểu ý nghĩa của chúng. Sách giáo khoa có phần chú thích các từ cổ song việc chú thích đó dù có chu đáo đến đâu vẫn chưa đủ. Chính đặc điểm này làm cho sự cảm thụ của học sinh đối với văn học trung đại gặp khó khăn. Để hiểu được những tác phẩm đó chẳng phải là chuyện dễ dàng. Nhưng để truyền thụ cái hay cái đẹp của nó cho người học .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.