Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nguồn nhân lực luôn đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự thành công của mỗi quốc gia. Do vậy các nước trên thế giới luôn chú trọng đến đầu tư và phát triển nguồn nhân lực. Tùy vào điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội, mỗi quốc gia có cách thức xây dựng và phát triển nguồn nhân lực khác nhau. Bài viết tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra một số gợi ý cho Việt Nam. | HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16 2020 doi PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Lê Trung Hiếu Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng hieult@ TÓM TẮT Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nguồn nhân lực luôn đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định sự thành công của mỗi quốc gia. Do vậy các nước trên thế giới luôn chú trọng đến đầu tư và phát triển nguồn nhân lực. Tùy vào điều kiện về kinh tế văn hóa xã hội mỗi quốc gia có cách thức xây dựng và phát triển nguồn nhân lực khác nhau. Bài viết tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia trên thế giới từ đó rút ra một số gợi ý cho Việt Nam. Từ khóa Nguồn nhân lực phát triển Việt Nam. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nguồn nhân lực NNL là yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất xã hội quyết định sức mạnh của một quốc gia. Trình độ phát triển của NNL là thước đo chủ yếu của sự phát triển vì vậy các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng việc xây dựng và phát triển NNL. Thực tiễn cho thấy trong thế kỷ XX có những quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ có chính sách hiệu quả trong phát triển NNL nên đạt được nhiều thành tựu kinh tế xã hội to lớn. Đặc biệt ở các quốc gia ở châu Á phát triển NNL đã và đang là vấn đề ưu tiên trước hết bởi chất lượng NNL sẽ quyết định năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia. Việc đầu tư phát triển NNL đúng đắn sẽ tạo động lực phát triển kinh tế văn hóa xã hội. Nhận thức rõ điều này ngay từ khi mới thành lập Đảng và chính phủ Việt Nam đã dành sự quan tâm và đầu tư rất lớn vào công tác đào tạo NNL. Với phương châm Giáo dục là quốc sách hàng đầu hằng năm Chính phủ đã dành khoảng 5 GDP chi cho giáo dục và đào tạo. Nhờ vậy trình độ dân trí trình độ chuyên môn kỷ thuật người lao động ngày càng được nâng cao tạo động lực to lớn thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định trong thời gian qua. Tuy nhiên trong bối cảnh mới với sự .