Bài viết này sẽ phân tích những thuận lợi và khó khăn hiện nay của nguồn nhân lực nước ta, đồng thời trình bày một cách khái quát yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó đề xuất những giải pháp để giải quyết cho vấn đề trên. | HUFLIT International Conference on Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16 2020 doi THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Nguyễn Thành Sơn1 Phan Thị Vân2 1 Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam - Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Việt Nam 2 Phòng Hỗ trợ nghiên cứu - Công ty Cổ phần Dược đồng hành sáng tạo - Việt Nam TÓM TẮT Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng nhân lực là yếu tố quyết định đến thành công và tiến bộ của mỗi quốc gia trong đó trình độ phát triển nguồn nhân lực là thước đo chủ yếu đánh giá mức độ tiến bộ xã hội công bằng và phát triển bền vững. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 Việt Nam khẳng định phát triển nguồn nhân lực là khâu đột phá của quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đồng thời là nền tảng phát triển bền vững và gia tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập. Bài viết này sẽ phân tích những thuận lợi và khó khăn hiện nay của nguồn nhân lực nước ta đồng thời trình bày một cách khái quát yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế từ đó đề xuất những giải pháp để giải quyết cho vấn đề trên. Từ khóa nhân lực chất lượng cao Việt Nam hội nhập quốc tế. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển của thế giới đã bước sang một trang mới với những thành tựu có tính đột phá trong đó yếu tố đóng vai trò trung tâm quyết định sự biến đổi về chất lượng của nền kinh tế chính là nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự thống trị của các nhân tố truyền thống như số lượng đất đai lao động hay nguồn vốn giờ đây đã được thay đổi. Chính nguồn nhân lực chất lượng cao mới là yếu tố cơ bản nhất của mọi quá trình bởi lẽ những yếu tố khác vẫn có thể giải quyết được nếu có tri thức song tri thức không tự nhiên xuất hiện mà phải trải qua một quá trình giáo