Để đáp ứng yêu cầu của thực tế này, các văn kiện quốc tế liên quan đến vị thế và việc bảo vệ người lao động di trú đã được ban hành trên phạm vi toàn cầu cũng như trong khuôn khổ ASEAN. Trong bài viết, phương pháp phân tích đã được sử dụng để làm rõ nội dung cơ bản của các văn kiện quốc tế quan trọng và phương pháp so sánh đã được sử dụng để đối chiếu nội dung các văn kiện quốc tế với pháp luật Việt Nam có liên quan. | HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16 2020 doi PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ Bành Quốc Tuấn Khoa Luật Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh UEF tuanbq@ TÓM TẮT Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng đặc biệt với thành lập Cộng đồng ASEAN từ 01 01 2016 mà Việt Nam là một thành viên việc chuyển dịch lực lượng lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác trở nên phổ biến góp phần đáp ứng nhu cầu việc làm tìm kiếm thu nhập của người lao động đồng thời cũng góp phần rất quan trọng vào việc giải quyết nhu cầu lao động của các quốc gi a tái bố trí lại lực lượng lao động trên phạm vi toàn thế giới. Quá trình này đã làm phát sinh các vấn đề liên quan đến lực lượng lao động di trú và yêu cầu bảo vệ lao động di trú bằng pháp luật. Để đáp ứng yêu cầu của thực tế này các văn kiện quốc tế liên quan đến vị thế và việc bảo vệ người lao động di trú đã được ban hành trên phạm vi toàn cầu cũng như trong khuôn khổ ASEAN. Trong bài viết phương pháp phân tích đã được sử dụng để làm rõ nội dung cơ bản của các văn kiện quốc tế quan trọng và phương pháp so sánh đã được sử dụng để đối chiếu nội dung các văn kiện quốc tế với pháp luật Việt Nam có liên quan. Từ khoá Lao động di trú quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài bảo vệ người lao động di trú. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Điều 2 Công ước quốc tế về bảo vệ các quyền của tất cả những người lao động di trú và thành viên trong gia đình của họ ICRMW thì người lao động di trú migrant worker là thuật ngữ dùng để chỉ một người đã đang và sẽ làm một công việc có hưởng lương tại một quốc gia mà người đó không phải là công dân Việt Nam chưa tham gia công ước này . Khái niệm lao động di trú của ICRMW không bao gồm những người lao động đến làm việc ở một khu vực khác mà lao động đó vẫn là công dân. Tuy nhiên một số quan điểm còn định nghĩa khái niệm lao động di trú có phạm vi rộng hơn bao gồm cả những người lao động di cư đến một .