Đề tài này nêu lên CSR đồng hành đòi hỏi tính tập trung cao, hoạt động liên tục, cam kết lâu dài cho lợi ích của doanh nghiệp và cho lợi ích của xã hội, việc triển khai tốt CSR đồng hành không những sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh tốt mà còn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược và cốt lõi liên quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo! | TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ LỢI ÍCH DOANH NGHIỆP ThS. Nguyễn Thái Hà Khoa Marketing Trường ĐH Tài chính Marketing Tóm tắt CSR đồng hành đòi hỏi tính tập trung cao hoạt động liên tục cam kết lâu dài cho lợi ích của doanh nghiệp và cho lợi ích của xã hội việc triển khai tốt CSR đồng hành không những sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh tốt mà còn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược và cốt lõi liên quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội. CSR được xem như là lợi ích của doanh nghiệp để doanh nghiệp chủ động triển khai hướng tới một cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả với sản phẩm thương hiệu được người tiêu dùng tín nhiệm xây dựng được nguồn nội lực nhân tài quí giá có vị thế và danh tiếng tốt trong xã hội giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh và nâng tầm cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tất cả yếu tố này nhằm đảm bảo phát triển kinh doanh một cách bền vững và lâu dài. Từ khóa CSR trách nhiệm xã hội lợi ích 1. Khái niệm CSR Từ năm 1973 Keith Davis đã đưa ra khái niệm CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thoả mãn những yêu cầu pháp lý kinh tế công nghệ . Archie Carroll 1999 cho rằng CRS bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế luật pháp đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định . Matten và Moon 2004 lại cho rằng CSR là một khái niệm chùm bao gồm nhiều khái niệm khác nhau như đạo đức kinh doanh doanh nghiệp là từ thiện công dân doanh nghiệp tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó là một khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế chính trị xã hội đặc thù Trong khi đó theo Hội đồng Doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững quot CRS là sự cam kết trong việc ứng xử hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh tế đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ cũng như của cộng đồng địa phương và của toàn xã hội nói chung Theo Nhóm 133 Phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới WB CRS là sự cam kết của .