Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là điều tra, khảo sát tình hình trẻ trong lớp. Cung cấp hiểu biết về cái đẹp, tạo cho trẻ có cảm xúc về cái đẹp thông qua việc tạo môi trường trong và ngoài lớp học. Cho trẻ làm quen với các nguyên vật liệu tạo hình quen thuộc và hình thành các kĩ năng tạo hình cơ bản cho trẻ. Rèn luyện kĩ năng tạo hình cho trẻ. Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực phát triển khả năng tạo hình của trẻ. Xây dựng một số đề tài tạo hình sáng tạo theo chủ đề. Phối kết hợp với phụ huynh. | Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24 36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non. MỤC LỤC I 1 Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24 36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non. I ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ mầm non nhất là trẻ lứa tuổi nhà trẻ có những đặc điểm rất riêng biệt về cấu tạo tâm sinh lý do đó trẻ nhà trẻ cần có những biện pháp chăm sóc thích hợp. Có người đã cho rằng Trẻ em là một trang giấy trắng ai muốn vẽ gì vào đó thì vẽ . Quan điểm đó chưa hoàn toàn đúng vì thực tế khoa học đã chứng minh trẻ em cũng có những cảm nhận riêng của mình đòi hỏi trẻ phải tích cực tham gia vào hoạt động thì từ đó tâm lý của trẻ mới phát triển và bộc lộ ra bên ngoài. Trẻ em lứa tuổi mầm non học bằng chơi chơi mà học trẻ rất hiếu động tò mò ham muốn học hỏi tìm hiểu thế giới xung quanh. Trong khi chơi trẻ có điều kiện để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học. Biết được tầm quan trọng đó là một người giáo viên mầm non tôi luôn coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiết thực nhẹ nhàng gần gũi nhằm phát triển một cách toàn diện cho trẻ trên tất cả các lĩnh vực Đạo đức Trí tuệ Thể lực Thẩm mĩ. Từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tư duy phát triển các kỹ năng thực hành giao tiếp ứng xử và dần dần hoàn thiện nhân cách cùng với các hoạt động giáo dục khác. Đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em hoạt động tạo hình có một vị trí rất quan trọng. Trước hết hoạt động này tạo điều kiện để trẻ phát triển khả năng tri giác đồ vật về hình dáng cấu trúc màu sắc. hình thành ở trẻ các thao tác tư duy phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Thứ hai về đạo đức hoạt động tạo hình giúp hình thành ở trẻ các đức tính tốt như Yêu thích cái đẹp mong muốn tạo ra cái đẹp. Về thể chất hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các khớp ngón tay cổ tay các cơ bàn tay . giúp trẻ ngày càng khéo léo linh hoạt. Về thẩm mỹ giúp trẻ hình thành xúc cảm và thị hiếu thẩm mỹ

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
39    66    2    27-04-2024
264    149    9    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.