Ảnh hưởng của yếu tố địa văn hóa đến kiến trúc làng truyền thống Tiểu vùng Hạ Châu thổ sông Hồng

Bài viết trình bày các nội dung: Vùng duyên hải ven biển với những bãi bồi (Nam Định, Thái Bình ) trong quá trình lấn biển, lao động và sinh sống, những cộng đồng dân cư đã tương tác với những đặc trưng của môi trường tự nhiên (khai thác những ưu đãi, đối phó và cải tạo những nhược điểm) để hình thành những nét văn hóa sơ khai trong nhận thức, tín ngưỡng, tổ chức cộng đồng, sinh hoạt cá nhân và từ đó hình thành tiểu vùng văn hóa duyên hải ven biển. | KHOA H C amp C NG NGHª Ảnh hưởng của yếu tố địa văn hóa đến kiến trúc làng truyền thống Tiểu vùng Hạ Châu thổ sông Hồng Effects of geo cultural factor on architectural traditional villages in low region of red river delta Lê Hồng Mạnh Tóm tắt Trong các phương pháp tiếp cận nghiên cứu về văn hóa tiếp cận văn hóa từ góc độ không gian đã được các nhà nghiên cứu về địa lý đề xuất. Đối tượng nghiên cứu chính là cảnh quan văn hóa bao gồm các đặc trưng về yếu tố tự nhiên môi trường khí hậu cảnh quan tự nhiên và các yếu tố do con người tạo nên trong quá trình định cư của mình cảnh quan nhân tạo . Hai yếu tố đó tương tác với nhau trong quá trình phát triển của dân cư trong khu vực đó tạo nên sắc thái văn hóa riêng cho từng khu vực trong các yếu tố đó kiến trúc là một thành phần mang những đặc tính bị động chịu tác động và chủ động ứng phó góp tạo nên đặc trưng của yếu tố cảnh quan nhân tạo. Trong quá trình bồi đắp hình thành đồng bằng sông Hồng ĐBSH tiến từ vùng núi ra biển đã tạo ra nhiều vùng địa lý khác nhau. Người Việt cổ di chuyển theo quá trình bồi đắp để khai thác những vùng đất phì nhiêu mà sông Hồng mang lại dựa vào điều kiện tự nhiên và địa hình để đặt những cơ sở đầu tiên cho tổ chức những cộng đồng dân cư sơ khai qua quá trình lao động và sinh hoạt đã tạo ra các điểm dân cư mang những sắc thái địa văn hóa riêng và sắc thái đó được gìn giữ phát huy và xây dựng qua nhiều thế hệ để làm cơ sở hình thành làng truyền thống sau này. Vùng duyên hải ven biển với những bãi bồi Nam Định Thái Bình trong quá trình lấn biển lao động và sinh sống những cộng đồng dân cư đã tương tác với những đặc trưng của môi trường tự nhiên khai thác những ưu đãi đối phó và cải tạo những nhược điểm để hình thành những nét văn hóa sơ khai trong nhận thức tín ngưỡng tổ chức cộng đồng sinh hoạt cá nhân và từ đó hình thành tiểu vùng văn hóa duyên hải ven biển. Những yếu tố đó tác động đến cảnh quan nhân tạo trong đó có kiến trúc tạo nên một khu vực có những sắc thái riêng biệt đặc trong vùng văn

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.