Kết hợp khung lý thuyết chuyển đổi sinh thái - xã hội (SET) và khung phân tích Áp lực - Thực trạng - Đáp ứng (PSR) nghiên cứu nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực

Bài viết nhằm mục tiêu đưa ra đề xuất về chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp để hướng tới phát triển nông nghiệp và hệ thống lương thực vì mục tiêu phát triển bền vững và thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu và Covid-19. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này. | Kết hợp khung lý thuyết chuyển đổi sinh thái - xã hội SET và khung phân tích Áp lực - Thực trạng - Đáp ứng PSR nghiên cứu nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực Nguyễn An Thịnh 1 Nguyễn Thị Vĩnh Hà 1 Nguyễn Đình Tiến 1 Đào Thế Anh 2 Đỗ Thị Minh Huệ 1 Lê Ngọc Ánh 1 1 Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN 2 Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam Bộ NN amp PTNT 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lý thuyết sinh thái - xã hội social-ecological theory SET đã được phát triển để tạo ra tri thức kết nối xã hội và tự nhiên từ đó giúp con người có thể xây dựng khung lý thuyết cho sự phát triển hài hoà giữa tự nhiên và xã hội. Chuyển đổi sinh thái - xã hội là cách tiếp cận phát triển mới trong đó có sự dịch chuyển của hệ thống xã hội vốn có sự tách biệt tương đối với hệ thống tự nhiên sang một hệ thống tích hợp hài hoà các yếu tố tự nhiên và xã hội Bruckmeier 2016 . Tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội social-ecologial tranformation sau đây viết tắt là SET đã được áp dụng trong nhiều hoạt động kinh tế xã hội cũng như trong các nghiên cứu học thuật trên thế giới và ở Việt Nam Bruckmeier 2016 Danso-Dahmen amp Degenhardt 2018 Nguyễn 2019 . Trong sản xuất nông nghiệp tiếp cận SET cũng đã được áp dụng trong nhiều nghiên cứu và đề xuất chính sách Partelow 2018 . Theo tiếp cận SET nông nghiệp được coi là một trong bốn lĩnh vực cấu thành bộ tứ tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau từ đất nước không khí động vật con người thực vật và thực phẩm. Ngày nay các phương pháp nông nghiệp đã được phát triển mạnh mẽ liên tục kể từ sau Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất và thậm chí còn hơn thế nữa kể từ cuộc cách mạng xanh vào những thập kỷ giữa của thế kỷ 20. Tuy nhiên ở quốc gia nông nghiệp như Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á khác những kỹ thuật và công nghệ 32 hiện đại mà nông dân áp dụng để tăng sản lượng cũng phần nào gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Từ góc độ sinh thái -xã hội khủng hoảng sinh thái - xã hội trong nông nghiệp có thể tạo thành một cuộc .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.