Bài viết trình bày về biến đổi khí hậu ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đối với con người và hệ thống Trái Đất. Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình thấp, nhu cầu tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên, nếu Việt Nam, cũng như các quốc gia đang phát triển khác, không tập trung thay đổi cách thức sản xuất, thực sự quan tâm đến giảm thải khí nhà kính và tăng lưu trữ carbon, thì nỗ lực chung của thế giới trong ứng phó biến đổi khí hậu khó đạt được thành công. Mời các bạn cùng tham khảo! | Giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam Nguyễn Thị Vĩnh Hà Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu BĐKH . Theo đánh giá tại báo cáo Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu Global Climate Risk Index của tổ chức Germanwatch năm 2021 thì Việt Nam xếp thứ 13 trên thế giới về mức độ rủi ro khí hậu xếp thứ 15 về số người tử vong và xếp thứ 11 về mức thiệt hại tính theo USD PPP do thời tiết cực đoan trong giai đoạn 2000-2019 Eckstein và các cộng sự 2021 . BĐKH là mối đe dọa nghiêm trọng đối với con người và hệ thống tự nhiên trên phạm vi toàn cầu đòi hỏi tất cả các nước phải cùng nhau hành động để ứng phó IPCC 2014 . Vì vậy Việt Nam cần phải thực hiện các giải pháp nhằm giảm thải khí nhà kính KNK góp phần vào công cuộc bảo vệ hệ thống khí hậu Trái Đất cũng như cứu lấy chính mình. Việt Nam là quốc gia có thu nhập trung bình thấp có mức thải KNK bình quân đầu người khá thấp 3 94 tấn người năm 2018 xếp thứ 106 trong tổng số 191 quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới theo World Development Indicators World Bank . Tuy nhiên với vị trí là nước đông dân thứ 15 trên thế giới tổng lượng thải KNK năm 2018 của nước ta xếp thứ 24 chiếm 0 82 tổng lượng KNK thải của toàn cầu. Trong vòng gần 30 năm từ 1990 đến 2018 lượng thải KNK của Việt Nam tăng nhanh chóng với mức tăng cao nhất trong các quốc gia Đông Nam Á Hình 1 . Năm 2018 lượng thải KNK của Việt Nam tăng gấp 5 2 lần so với năm 1990. Mức thải KNK bình quân đầu người tăng 3 7 lần từ mức 1 07 tấn CO2 tương đương người vào năm 1990 lên 3 94 tấn CO2 tương đương người vào năm 2018. 387 5 4 3 2 1 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Vi t Nam Thái Lan Myanmar Malaysia Lào Indonesia Brunei Campuchia Philippines Hình 1 Mức tăng thải khí nhà kính của các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 1990-2018 Nguồn Tính toán của tác giả