Các mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA) tại Việt Nam

Bài viết này nêu lên có nhiều đề tài, dự án về phát triển và thúc đẩy ứng dụng các phương thức sản xuất nông nghiệp bền vững, thân thiện môi trường và ứng phó BĐKH. Đặc biệt, các mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với BĐKH (CSA) được phát triển nhằm thích ứng với BĐKH thông qua việc cải thiện năng suất một cách bền vững, tăng cường khả năng chống chịu, giảm phát thải khí nhà kính (KNK). Mời các bạn cùng tham khảo! | Các mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu CSA tại Việt Nam Đỗ Thị Mỹ Lương 1 Mai Thị Huyền 1 Nguyễn An Thịnh 2 Ngô Xuân Nam 3 1 Viện Khoa học Môi trường và Biến đổi khí hậu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam 2 Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN 3 Văn phòng SPS Việt Nam Bộ NN amp PTNT 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Theo kết quả đánh giá chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu global climate risk index năm 2021 về những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực đoạn giai đoạn 2000-2019 Việt Nam xếp thứ 38 về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2019 nhưng xếp thứ 13 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn CRI khi xét cả giai đoạn 2000-2019 Eckstein và nnk. 2021 . Những biểu hiện của BĐKH đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành lĩnh vực của nền kinh tế và đời sống của người dân. Trong đó ngành nông nghiệp trồng trọt chăn nuôi nuôi trồng thủy sản và nông - lâm kết hợp. chịu rất nhiều tổn thất thiệt hại do BĐKH. Cụ thể BĐKH làm giảm năng suất và sản lượng cây trồng khi các hiện tượng mưa đá hạn hạn lũ lụt . diễn ra với tần suất và cường độ ngày càng lớn. Sự sinh trưởng phát triển của gia súc gia cầm cũng bị ảnh hưởng lớn từ hiện tượng rét đậm rét hại hoặc nắng nóng kéo dài. Tại các khu vực nuôi trồng thủy sản phụ thuộc chính vào nguồn nước nước biển dâng và xâm nhập mặn gây ra rất nhiều khó khăn. Các thách thức từ BĐKH đòi hỏi ngành nông nghiệp Việt Nam phải có những hành động cụ thể phù hợp với điều kiện tự nhiên và hoạt động sinh kế của từng vùng từng địa phương đảm bảo an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững. Hiểu được việc này Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt và cho thực hiện một số chính sách liên quan đặc biệt là Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Thích ứng với Biến đổi Khí hậu và 470 Nước Biển Dâng Chiến lược Tăng trưởng Xanh trong giai đoạn 2011- 2020 tầm nhìn 2050. Trên thực tế có nhiều đề tài dự

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.