Bài nghiên cứu đi sâu vào phân tích chuỗi sản xuất thịt lợn quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam, đánh giá các nguy cơ về ATTP trong chuỗi và minh họa một số giải pháp giúp cải thiện an toàn thịt lợn tại các khâu có nguy cơ cao trong chuỗi sản xuất. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này. | Cải thiện an toàn thực phẩm trong chuỗi sản xuất thịt lợn quy mô vừa và nhỏ tại Việt Nam Nguyễn Thị Thịnh Đặng Xuân Sinh Lê Thị Huyền Trang Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế Hà Nội Việt Nam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi lợn đóng một vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam nhất là đảm bảo sinh kế đối với các hộ ở khu vực nông thôn. Ngành chăn nuôi lợn đóng góp tới 60 giá trị sản xuất chăn nuôi và tạo việc làm cho khoảng ba triệu lao động Bộ NN amp PTNT 2017 . Thịt lợn cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của người Việt chiếm 68 tổng lượng thịt tiêu thụ Ipsos 2018 . Cùng với sự gia tăng dân số mức sống cải thiện và sự thay đổi trong chế độ ăn thiên về các loại protein có nguồn gốc động vật nhu cầu tiêu dùng thịt lợn của người Việt tăng lên nhanh chóng. Từ năm 2000-2017 tiêu thụ thịt lợn bình quân của Việt Nam đã tăng từ 13 lên 31 kg người năm và được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên đến 37 5 kg người năm vào năm 2027 OECD 2019 . Bên cạnh việc tăng số lượng người tiêu dùng cũng đặc biệt quan tâm đến chất lượng và sự an toàn của thịt lợn khi mà các nguy cơ về sức khỏe liên quan đến thịt không rõ nguồn gốc thịt bị ô nhiễm thịt kém chất lượng xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng Nguyen-Viet và nnk. 2017 Ngân hàng Thế giới 2017a . Tại Việt Nam ATTP và các bệnh lây truyền qua thực phẩm là vấn đề y tế công cộng được các nhà hoạch định chính sách và người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Việt Nam có khoảng 5000 ca ngộ độc thực phẩm được ghi nhận hàng năm Bộ Y tế 2016 tuy nhiên số lượng thực tế các ca ngộ độc thực phẩm có thể còn cao hơn do nhiều ca bệnh không báo cáo. Nhiễm bẩn đối với thực phẩm nói chung và thịt lợn nói riêng có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào trong chuỗi từ trang trại đến bàn ăn . Do đó việc kiểm soát chất lượng nâng cao thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm là đặc biệt quan trọng để giảm thiểu và ngăn chặn các bệnh truyền qua thực phẩm. 647 Chính phủ Việt Nam đã có định hướng phát triển chăn nuôi theo hướng