Bài nghiên cứu dưới đây tập trung vào phân tích thực trạng thu hút FDI và xuất khẩu của Việt Nam, từ đó sử dụng mô hình hồi quy hỗn hợp để đánh giá ảnh hưởng của FDI và các cú sốc kinh tế đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này. | KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19 hướng tới phục hồi và phát triển 54. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC CÚ SỐC KINH TẾ ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Hiên TS. Hoàng Anh Tuấn ThS. Trần Kim Anh Tóm tắt Hơn 30 năm kể từ khi thực hiện cải cách kinh tế thị trường vào năm 1986 Việt Nam đã chuyển mình từ một quốc gia nằm trong số những nước kém phát triển đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh và năng động nhất trên thế giới. Thành công này rõ ràng là nhờ một phần lớn vào mức độ mở cửa kinh tế cao của Việt Nam dựa trên thương mại và đầu tư quốc tế. Xuất khẩu của Việt Nam đã phát triển vượt bậc và trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Song hành với xuất khẩu là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã trở thành bộ phận không thể thiếu đóng góp đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên do tính mở cao của nền kinh tế xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào dòng vốn FDI được coi là một vấn đề tiềm ẩn rủi ro đối với đất nước đặc biệt khi có các tác động từ các cú sốc bên ngoài có tầm ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Bài nghiên cứu dưới đây tập trung vào phân tích thực trạng thu hút FDI và xuất khẩu của Việt Nam từ đó sử dụng mô hình hồi quy hỗn hợp để đánh giá ảnh hưởng của FDI và các cú sốc kinh tế đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Từ khóa Xuất khẩu FDI cú sốc kinh tế COVID-19 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam FDI và xuất khẩu có đóng góp tích cực trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đồng thời FDI cũng có những đóng góp không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa như làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu thay đổi cơ cấu xuất khẩu cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên các chính sách thu hút FDI trong lĩnh vực sản xuất đem lại kết quả tốt nhưng cũng thể hiện việc xuất khẩu của Việt Nam đang ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào khối doanh nghiệp này. Điều đó không chỉ khiến xuất khẩu động lực chính của tăng trưởng trở nên .