Thực trạng giao rừng cho người dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Miền Trung quản lý, bảo vệ là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Bài viết này nhằm cung cấp các dữ liệu khoa học mới đồng thời có ý nghĩa đóng góp về mặt thực tiễn trong vấn đề giao rừng, quản lý và bảo vệ rừng cho các DTTS tại chỗ ở các tỉnh Miền Trung. | 32 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI CÔNG TÁC GIAO KHOÁN QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG TẠI TỈNH QUẢNG NAM Lê Thị Mùi Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Tóm tắt Thực trạng giao rừng cho người dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Miền Trung quản lý bảo vệ là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Từ nhiều năm qua công tác này bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể từ việc gìn giữ bảo vệ tài nguyên rừng cũng như việc phát hiện những thông tin về đa dạng sinh học ở các khu rừng cộng đồng từ công tác tuần tra bảo vệ rừng. Bên cạnh đó công tác tuần tra còn ngăn chặn được tình trạng chặt phá rừng săn bắt động vật rừng chăn thả gia súc trái phép Đạt được kết quả như vậy là do công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng rất thiết thực đã phần nào xóa được đói giảm được nghèo và đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tộc người thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Miền Trung. Từ khóa Giao rừng quản lý bảo vệ rừng các tộc người thiểu số miền Trung. Nhận bài ngày gửi phản biện chỉnh sửa và duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả Lê Thị Mùi Email lehuongmui@ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam hiện có khoảng 25 triệu người sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng và đất rừng trong đó khoảng 13 triệu trong tổng số 14 triệu người là đồng bào dân tộc thiểu số sống gắn kết với văn hóa sinh thái rừng. Thôn bản buôn làng bon phum sóc ấp là đơn vị xã hội tự quản có hình thức quản lý rừng theo cộng đồng và có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng sự phát triển kinh tế xã hội bảo vệ chủ quyền quốc gia theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Rừng là tài nguyên thiên nhiên của quốc gia là nguồn sống của những tộc người cư trú xung quanh rừng từ bao đời nay. Do đó việc phá rừng sẽ dẫn đến mất rừng đồng thời không giữ được nguồn nước ngầm và từ đó gây ra thảm họa thiên nhiên vô cùng thảm khốc như lũ lụt lũ quét sạt lở . các thảm thực vật cũng dần dần tiêu tan trở nên khan hiếm cạn kiệt và từ những nguy cơ đó rừng trở thành rừng chết. Quan trọng