Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh lưu trữ viên chính (Hạng III)

Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh lưu trữ viên chính (Hạng III) gồm các nội dung chính sau: Nhà nước trong hệ thống chính trị; Tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Pháp luật và hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tiêu chuẩn chức danh Lưu trữ viên và đạo đức nghề nghiệp; Kỹ năng soạn thảo văn bản quản lí; . | BỘ NỘI VỤ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội ngày 12 tháng 4 năm 2017 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH LƯU TRỮ VIÊN HẠNG III Ban hành kèm theo Quyết định số 1276 QĐ-BNV ngày 12 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phần 1 KIẾN THỨC CHUNG Chuyên đề 1 NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 1. Tổng quan về hệ thống chính trị . Quyền lực và quyền lực chính trị . Khái niệm quyền lực Quyền lực là một vấn đề được nghiên cứu từ xa xưa trong lịch sử phát triển của loài người nhưng cho tới nay vẫn còn là một vấn đề đang được tranh cãi. Có thể nhận thấy sự có mặt của quyền lực trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Theo nghĩa chung nhất quyền lực được hiểu là khả năng tác động chi phối của một chủ thể đối với một đối tượng nhất định buộc hành vi của đối tượng này tuân thủ phụ thuộc vào ý chí của chủ thể. Như vậy bản thân quyền lực xuất hiện trong mọi mối quan hệ giữa những cá nhân hay những nhóm người khác nhau. Từ điển Bách khoa Triết học Liên Xô định nghĩa Quyền lực trong ý nghĩa chung nhất là năng lực và khả năng thực hiện ý chí của mình tác động đến hành động hành vi của những người khác nhờ phương tiện nào đó như uy tín quyền hành sự cưỡng bức . Theo nghĩa đó thì quyền lực bao gồm hai yếu tố cơ bản yếu tố thứ nhất là quyền quan hệ thừa nhận ý chí và yếu tố thứ hai là lực sự tác động có sức mạnh bắt buộc . Hai yếu tố đó có quan hệ gắn bó chuyển hóa cho nhau. Có quyền có thể tạo ra lực và khi có lực lại có khả năng sinh ra quyền. Nắm được quyền lực trong xã hội là nắm được khả năng chi phối những người khác bảo vệ và thực hiện được lợi ích của mình trong mối quan hệ với lợi ích của những người khác. Chính vì vậy xung đột quyền lực trong xã hội là một hiện tượng 1 khách quan và phổ biến. Không phải mọi xung đột quyền lực trong xã hội đều mang ý nghĩa tiêu cực đối với sự phát triển. Chẳng hạn đấu tranh giai cấp là một hiện tượng xung đột quyền lực phổ biến trong xã hội có giai cấp. Sự xung đột quyền lực này lại đóng vai trò

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
46    314    2    24-04-2024
34    62    1    24-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.