Bài viết phác thảo bối cảnh lịch sử của những thảo luận của Phạm Quỳnh trên Nam phong tạp chí, từ đó làm rõ vị trí của quốc ngữ trong mối quan hệ với vấn đề quốc học mà Phạm Quỳnh coi đây là tâm điểm trong dự án văn hóa của mình; Đồng thời chỉ ra được mối liên hệ giữa ngôn ngữ với vận mệnh đất nước và tầm quan trọng của việc phải giữ gìn vốn tiếng nói của dân tộc trong dự án chính trị của ông. | TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 43 2020 5 NGÔN NGỮ VÀ CHÍNH TRỊ CÁC BÀN THẢO VỀ QUỐC VĂN CỦA PHẠM QUỲNH TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ Nguyễn Thị Kim Nhạn Trường trung học phổ thông Vinschool Tóm tắt Bài viết phác thảo bối cảnh lịch sử của những thảo luận của Phạm Quỳnh trên Nam phong tạp chí từ đó làm rõ vị trí của quốc ngữ trong mối quan hệ với vấn đề quốc học mà Phạm Quỳnh coi đây là tâm điểm trong dựa án văn hóa của mình đồng thời chỉ ra được mối liên hệ giữa ngôn ngữ với vận mệnh đất nước và tầm quan trọng của việc phải giữ gìn vốn tiếng nói của dân tộc trong dự án chính trị của ông. Từ khóa Phạm Quỳnh quốc ngữ quốc văn quốc học chính trị. Nhận bài ngày gửi phản biện chỉnh sửa và duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả Nguyễn Thị Kim Nhạn Email kimnhannv@ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đầu thế kỉ XX trong tình thế thuộc địa cùng với các vấn đề như kinh tế chính trị xã hội thì ngôn ngữ là vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của giới trí thức từ nhiều nền tảng học vấn địa vị xã hội và xu hướng chính trị khác nhau. Vấn đề quốc ngữ khởi tạo và song hành với vấn đề quốc học tạo nên những tranh luận trái chiều là chỉ dấu rõ nét cho diễn trình lịch sử ngôn ngữ đời sống văn hóa mà trong đó những động cơ và ý chí khác nhau đã tham gia vào việc thương thảo từ đó đi đến chung cục cái gì là cái được cổ xúy và lựa chọn. Trong các học giả thời đó Phạm Quỳnh là người tham gia tích cực vào diễn đàn quốc văn quốc học thậm chí như ông nhấn mạnh đó là vấn đề quan thiết nhất trở đi trở lại trong toàn bộ sự nghiệp trước thuật ngôn luận của ông. Trong bài viết này chúng tôi phác dựng lại bối cảnh của vấn đề quốc ngữ xem xét những chủ ý và quan niệm của Phạm Quỳnh cuối cùng đặt quốc ngữ trong tổng thể dự án dân tộc của ông để thấy tính chính trị của vấn đề trong hình dung của một học giả tự đặt mình vào vị trí giao thời. 2. NỘI DUNG . Bối cảnh của vấn đề quốc ngữ Từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ và từng bước thực thi những chính sách thuộc địa lên cõi nước Nam thì toàn bộ nền tảng văn hóa