Mục đích chính của bài viết là nhằm kiểm định tác động của độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2015. Bằng cách sử dụng dữ liệu của 63 tỉnh/thành phố tại Việt Nam, kết quả kiểm định theo phương pháp ước lượng GMM hai bước cho thấy có tồn tại tác động của độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo! | TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM THE IMPACT OF TRADE OPENNESS ON VIETNAM ECONOMIC GROWTH TS. Phan Thị Quốc Hương ThS. Lê Việt An Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt Mục đích chính của báo cáo là nhằm kiểm định tác động của độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2015. Bằng cách sử dụng dữ liệu của 63 tỉnh thành phố tại Việt Nam kết quả kiểm định theo phương pháp ước lượng GMM hai bước cho thấy có tồn tại tác động của độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế trong đó xu hướng tác động thuận chiều được tìm thấy ở tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Ngoài ra vốn đầu tư lực lượng lao động và tỷ lệ lạm phát cũng được kiểm định có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nước ta. Cụ thể đầu tư tư nhân và tỷ lệ lạm phát có tác động thuận chiều ngược lại chi tiêu chính phủ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tốc độ tăng của lực lượng lao động được kiểm định có quan hệ âm với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Từ khóa Độ mở thương mại tăng trưởng kinh tế GMM. Abstract The main purpose of this paper is to test the impact of trade openness on Vietnam economic growth over 20 years. The model was analyzed by using two-step GMM method with data from 63 provinces in Vietnam. As a result both the total import-export turnover and the import turnover have positive effects on growth. Furthermore investment capital labor force and inflation are factors affecting on economic growth. In particular private investment and inflation have optimistic impacts by contrast government expenditure foreign direct investment and growth rate of labor force own pessimistic relationship with economic growth in Vietnam. Keywords Trade openness economic growth GMM. 1. Đặt vấn đề Lịch sử kinh tế thế giới đã chứng kiến nhiều quan điểm tuy khác nhau về cách tiếp cận nhưng đều ủng hộ hoạt động giao thương như là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế. Ngay từ thế kỷ XVI chủ nghĩa trọng thương đã cổ xúy cho hoạt động xuất khẩu thông qua chế độ .