Tỉnh Sơn La nằm ở phía Tây Bắc, cách Hà Nội hơn 300 km theo Quốc lộ 6. Sơn La là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch. Với diện tích tự nhiên rộng lớn cùng nguồn tài nguyên du lịch dồi dào với rất nhiều cảnh quan, hệ thống di tích lịch sử, di sản văn hóa đa dạng và công trình thủy điện có công suất lớn nhất Đông Nam Á, | Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH SƠN LA Nguyễn Hà Bảo Ngọc Khoa Kinh tế Trường Đại học Tây Bắc Email habaongoc@ Tóm tắt Tỉnh Sơn La nằm ở phía Tây Bắc cách Hà Nội hơn 300 km theo Quốc lộ 6. Sơn La là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch. Với diện tích tự nhiên rộng lớn cùng nguồn tài nguyên du lịch dồi dào với rất nhiều cảnh quan hệ thống di tích lịch sử di sản văn hóa đa dạng và công trình thủy điện có công suất lớn nhất Đông Nam Á Ngoài ra trên địa bàn tỉnh hiện có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên những nét văn hóa đặc trưng hấp dẫn riêng có. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Sơn La phát triển mô hình du lịch cộng đồng - một trong những sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường bảo tồn văn hóa và mang lại lợi kinh tế cho cộng đồng dân cư. Từ khóa Tỉnh Sơn La du lịch cộng đồng phát triển bền vững. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch cộng đồng là một mô hình phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư là người cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch. Cộng đồng dân cư cũng chính là người có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch và họ được chia sẻ các nguồn lợi kinh tế do phát triển du lịch tạo ra. Phát triển du lịch cộng đồng sẽ tạo thêm công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho cộng đồng dân cư bản địa góp phần cho việc xóa đói giảm nghèo của địa phương. Phát triển du lịch cộng đồng với mục tiêu xóa đói giảm nghèo dứt khoát phải theo hướng bền vững. Trong du lịch cộng đồng sự lựa chọn bắt buộc là phải sử dụng có trách nhiệm các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Quá trình phát triển du lịch cộng đồng phải được định hướng và quản lý theo một phương châm Kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ tổ chức sản xuất du lịch và tham gia tiêu dùng du lịch nhằm đạt tới một mục đích bảo tồn tái tạo và phát triển .