Đánh giá hiệu quả kinh tế và nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình tôm - rừng tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế và nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm-rừng; từ đó đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp sản xuất và môi trường nhằm góp phần phát triển nuôi tôm trong rừng ngập mặn tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5/2018 thông qua khảo sát trực tiếp 167 hộ dân nuôi tôm theo mô hình tôm-rừng tại địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo! | Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ NHẬN ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔ HÌNH TÔM - RỪNG TẠI HUYỆN NGỌC HIỂN TỈNH CÀ MAU Phạm Việt Hải Trương Thanh Cảnh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Email pvhaig@ TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế và nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm-rừng từ đó đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp sản xuất và môi trường nhằm góp phần phát triển nuôi tôm trong rừng ngập mặn tại huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5 2018 thông qua khảo sát trực tiếp 167 hộ dân nuôi tôm theo mô hình tôm-rừng tại địa phương. Kết quả khảo sát cho thấy nuôi trồng thủy sản trong đó chủ yếu là tôm mang lại nguồn thu thường xuyên và lợi nhuận kinh tế cao hẳn so với rừng 41 71 triệu đồng ha năm so với 6 04 triệu đồng ha năm . Kết quả phân tích chất lượng nước tại 3 ao nuôi cho thấy TSS có hàm lượng từ 34 5 mg l đến 263 mg l và COD có hàm lượng từ 89 7 mg l đến 129 4 mg l hàm lượng các chất ô nhiễm có xu hướng gia tăng theo việc cho ăn và sử dụng hóa chất gây màu nước. Việc bố trí rừng trong ao nuôi với mương phụ quá nhỏ cũng gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất của nông hộ. Từ kết quả phân tích nghiên cứu đề xuất xây dựng chuỗi mô hình nuôi tôm sinh thái hạn chế tác động của biến đổi khí hậu và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Từ khóa biến đổi khí hậu huyện Ngọc Hiển mô hình nuôi tôm rừng ngập mặn tôm-rừng. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay nuôi trồng thủy sản được xem là thế mạnh của tỉnh Cà Mau trong đó chủ lực là ngành nuôi tôm với tổng diện tích ao nuôi vào năm 2016 đạt khoảng ha đạt sản lượng tấn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2017 . Tuy nhiên đi cùng với sự phát triển của hoạt động nuôi tôm là những vấn đề về môi trường như phá rừng ngập mặn để mở rộng diện tích môi trường nước bị suy giảm bùn thải từ ao nuôi. Đồng thời nuôi tôm tại các địa .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.