Mô hình đánh giá tác động của FDI tới tính bền vững trong tăng trưởng tại Việt Nam

Nghiên cứu đánh giá tác động của nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lên quốc gia nhận vốn trở thành một chủ đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các học giả. Một trong những khía cạnh được khai thác rất nhiều là việc đánh giá tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế, và năng suất của một quốc gia. | MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI TÍNH BỀN VỮNG TRONG TĂNG TRƢỞNG TẠI VIỆT NAM TS. Lê Thanh Hà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân I. GIỚI THIỆU Nghiên cứu đánh giá tác động của nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI lên quốc gia nhận vốn trở thành một chủ đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các học giả. Một trong những khía cạnh được khai thác rất nhiều là việc đánh giá tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế và năng suất của một quốc gia. Nhìn chung các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra các bằng chứng về tác động tích cực của FDI lên tăng trưởng Alfaro 2004 Bruno Cipollina 2017 Kokko 1994 Mencinger 2003 Rojec Knell 2017 . Tuy nhiên cái giá của tăng trưởng và phát triển do FDI mang lại cũng phải đánh đổi bằng những bất ổn mà nguồn vốn này có thể gây ra cho một quốc gia. Một trong những vấn đề liên quan tới tác động tiêu cực của FDI đó chính là môi trường. Bao et al. 2011 He 2008 và Yang et al. 2013 đã cung cấp các bằng chứng chỉ mối liên hệ giữa nguồn vốn FDI và việc suy giảm môi trường tại Trung Quốc. Các bằng chứng về tác động của FDI lên môi trường ở các quốc gia khác cũng được nghiên cứu ví dụ như Antweiler et al. 2001 Kheder 2010 hoặc Pazienza 2015 . Bên cạnh các vấn đề liên quan tới môi trường tác động xã hội của FDI ví dụ như vấn đề phúc lợi hay vấn đề bất bình đẳng cũng cần phải được khai thác Figini Gorg 2011 . Tuy nhiên khác với những nghiên cứu về tác động của FDI lên môi trường các học giả lại chưa đồng nhất trong kết luận về chiều tác động xã hội của FDI. Một mặt Atiken Harrison và Lisey 1996 Feenstra và Hanson 1997 và Velde 2003 gợi ý rằng FDI có thể gây ra sự bất bình đẳng trong mức lương nhận được giữa lao động có kỹ năng và không có kỹ năng. Mặt khác Jensen và Rosas 2007 lại cung cấp những bằng chứng ngược lại khi chi ra rằng vốn FDI có thể làm tăng cầu với lao động có trình độ thấp từ đó làm giảm sự bất bình đẳng trong thu nhập. Ở một nhánh khác các học giả đã chỉ ra mối quan hệ phi tuyến tính giữa FDI và mức lương tương đối Aghion Howitt 1998 .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.