Bài viết bàn về giới từ tiếng Nhật thường không dùng độc lập mà kết hợp với các từ ngữ khác tạo thành cụm giới từ làm thành phần phụ trong câu, hoặc là làm trạng ngữ, bổ ngữ, hoặc là làm định ngữ. Tuy nhiên, tùy vào mô hình cú pháp, giới từ với những vị trí khác nhau thì sắc thái nghĩa cũng như chức năng ngữ pháp cũng khác nhau. Mời các bạn cùng tham khảo! | HẬU GIỚI TỪ TIẾNG NHẬT TRONG SỰ TÌNH CHUYỂN ĐỘNG JAPANESE POST-POSITIONS IN MOTION EVENTS Hồ Tố Liên Khoa Nhật Bản học Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh Việt Nam TÓM TẮT Giới từ tiếng Nhật thƣờng không dùng độc lập mà kết hợp với các từ ngữ khác tạo thành cụm giới từ làm thành phần phụ trong câu hoặc là làm trạng ngữ bổ ngữ hoặc là làm định ngữ. Tuy nhiên tùy vào mô hình cú pháp giới từ với những vị trí khác nhau thì sắc thái nghĩa cũng nhƣ chức năng ngữ pháp cũng khác nhau. Trong sự tình chuyển động tiếng Nhật các danh từ luôn cần đến vai trò của một đơn vị từ chức năng là 助詞- joshi trong đó có một loại joshi chuyên biệt dùng để xác định hƣớng cho các hoạt động di chuyển trong không gian cũng nhƣ địa điểm xảy ra các hoạt động. Trong bài viết này chúng tôi thông qua sự phân bố vị trí của giới từ trong sự tình chuyển động của tiếng Nhật qua đó đề xuất cách định danh cho đơn vị từ chức năng 助詞- joshi trong tiếng Nhật gọi là hậu giới từ post-position . Từ khóa Sự tình chuyển động phân bố giới từ tiếng Nhật tiếng Việt. 1. ĐỊNH NGHĨA VỀ HẬU GIỚI TỪ TIẾNG NHẬT Qua hoạt động của các từ định vị vị trí và từ chỉ hƣớng trong tiếng Nhật có thể thấy rõ một số đặc thù của sự tình chuyển động trong tiếng Nhật nhƣ sau Các danh từ tiếng Nhật luôn cần đến vai trò của một đơn vị từ chức năng là 助詞- joshi. Nhờ có các joshi này mà các danh từ xác định đƣợc vị trí và chức năng của mình trong hoạt động giao tiếp. Các joshi cũng đƣợc phân loại thành các tiểu nhóm vối những chức năng ngữ pháp khác nhau trong đó có một loại joshi chuyên biệt dùng để xác định hƣớng cho các hoạt động di chuyển trong không gian cũng nhƣ địa điểm xảy ra các hoạt động. Các danh từ nằm trong các đoản ngữ kết hợp vối các hậu giới từ chỉ hƣớng và định vị vị trí để phụ nghĩa cho động từ. Trên cơ sở định nghĩa và khái niệm của các học giả đi trƣớc là amp Y. Matsumoto amp K. Ohara Sue chúng tôi khái quát lại quan điểm của các học giả về joshi đơn vị từ chức năng trong tiếng Nhật nhƣ sau 助詞- Joshi