Bài viết đưa ra các mục tiêu phải không ngừng nỗ lực hoàn thiện thể chế pháp luật quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam nhằm bảo vệ tốt quyền lợi nhà đầu tư, bảo vệ niềm tin thị trường, không làm cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường. Phát triển bền vững TTCK thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo! | HOÀN THIỆN THỂ CHẾ PHÁP LUẬT HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TS. Đào Lê Minh TS. Nguyễn Thanh Huyền1 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Tóm tắt Hơn 16 năm thị trường chứng khoán chính thức được vận hành cùng với sự phát triển về số lượng và chất lượng hoạt động thị trường này cũng đang dần ổn định và chuyên nghiệp hơn góp phần lành mạnh hóa môi trường đầu tư và tạo thuận lợi đối với kênh dẫn vốn cho Chính phủ doanh nghiệp. Để có được những thành quả đó Chính phủ luôn đặt mục tiêu phải không ngừng nỗ lực hoàn thiện thể chế pháp luật quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán TTCK Việt Nam nhằm bảo vệ tốt quyền lợi nhà đầu tư bảo vệ niềm tin thị trường không làm cản trở ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường. Phát triển bền vững TTCK thực sự trở thành k nh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Từ khóa Thị trường chứng khoán Luật Chứng khoán sửa đổi 1. Khái quát vấn đề nghiên cứu Theo định nghĩa của World Bank thì Phát triển bền vững thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà không làm giảm khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ sau . Nền kinh tế phát triển bền vững được hiểu là sự tăng trưởng về kinh tế một cách hợp lý hiệu quả bền vững cùng với sự cân đối trong cơ cấu kinh tế khai thác và sử dụng tiết kiệm có hiệu quả đối với tài nguyên thiên nhiên. Các chính sách kinh tế phải được xây dựng đồng bộ đáp ứng được các yêu cầu phát triển trong hiện tại vừa đảm bảo mục tiêu phát triển ổn định vững chắc tất cả các lĩnh vực trong tương lai. Phát triển bền vững trên TTCK là sự phát triển đảm bảo các mối quan hệ hài hoà lành mạnh và không loại trừ lẫn nhau giữa các mặt lợi ích của bản thân TTCK và giữa TTCK với các khu vực khác của thị trường tài chính giữa nhu cầu hiện tại và khả năng phát triển trong tương lai. 1 Email của các tác giả ssrtc@ huyenntssc@ 27 Bảng 1. Khung so sánh phát triển bền vững và khu vực tài chính Phát triển bền vững Khu vực tài chính Phát triển cân bằng bền vững gồm bảo Tư duy