Trong nước thải dệt nhuộm có nhiều tác nhân gây hại cho môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, nước thải dệt nhuộm cần phải được xử lý trước khi thải ra môi trường. Trong nghiên cứu này, nước thải dệt nhuộm được xử lý bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử (EB). Kết quả cho thấy pH, độ màu, nhu cầu oxy hóa học (COD) và sinh học (BOD) của nước thải giảm khi tăng liều xạ từ 0 đến 20 kGy. Mời các bạn cùng tham khảo! | NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƢỚC THẢI DỆT NHUỘM BẰNG PHƢƠNG PHÁP CHIẾU XẠ CHÙM TIA ĐIỆN TỬ Nguyễn Ngọc Duy1 2 Nguyễn Thị Kim Lan1 Nguyễn Thành Đƣợc1 Đặng Văn Phú1 Phạm Thị Thu Hồng1 Nguyễn Quốc Hiến1 1 Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam 2 Viện Khoa học Ứng dụng trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Nước thải dệt nhuộm đã và đang là vấn nạn cho môi trường sinh thái tại các nước có ngành dệt may phát triển như Việt Nam. Trong nước thải dệt nhuộm có nhiều tác nhân gây hại cho môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy nước thải dệt nhuộm cần phải được xử lý trước khi thải ra môi trường. Trong nghiên cứu này nước thải dệt nhuộm được xử lý bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử EB . Kết quả cho thấy pH độ màu nhu cầu oxy hóa học COD và sinh học BOD của nước thải giảm khi tăng liều xạ từ 0 đến 20 kGy. Cụ thể độ giảm pH COD BOD và độ màu đạt lần lượt 17 8 75 66 và 93 tại liều xạ 20 kGy. Ngoài ra sự kết hợp chiếu xạ EB với H2O2 ở nồng độ thích hợp 5 mM làm giảm liều xạ và gia tăng hiệu quả xử lý màu COD BOD và pH của nước thải dệt nhuộm. Phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử cho thấy tiềm năng ứng dụng để xử lý nước thải dệt nhuộm qui mô công nghiệp. Từ khóa Nước thải dệt nhuộm chiếu xạ chùm tia điện tử COD BOD độ màu. 1. MỞ ĐẦU Trong công nghiệp chế tạo ngành dệt nhuộm là phân khúc quan trọng giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động. Tuy nhiên một trong những vấn đề chính mà ngành công nghiệp dệt nhuộm phải đối mặt là xử lý nước thải 2 3 5 6 11 . Quá trình dệt nhuộm được thực hiện thông qua môi trường nước và tạo ra một lượng lớn nước thải. Cần khoảng 70-150 lít nước để xử lý 1 kg vải sợi 4 5 9 . Tính chất của nước thải dệt nhuộm phụ thuộc vào loại sợi hóa chất và quy trình công nghệ sử dụng. Trong nước thải dệt nhuộm có nhiều tác nhân gây hại cho môi trường và sức khỏe con người bao gồm chất rắn phân tán hóa chất tạo màu mùi. Thuốc nhuộm trong nước thải có thể tạo màu và gây ra một số bệnh như xuất huyết viêm .