Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm xác định được sự lưu hành của virus cúm A/H5 biến chủng mới ở đàn gia cầm tại Việt Nam; xác định được đặc điểm phân tử gen và độc lực của virus cúm A/H5 biến chủng mới; đánh giá được hiệu quả phòng bệnh của một số vacxin cúm gia cầm hiện hành đối với virus cúm A/H5 biến chủng mới. | HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN VĂN LÂM NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA VIRUS CÚM A H5 BIẾN CHỦNG MỚI Ở ĐÀN GIA CẦM LÀM CƠ SỞ CHO PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN VĂN LÂM NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA VIRUS CÚM A H5 BIẾN CHỦNG MỚI Ở ĐÀN GIA CẦM LÀM CƠ SỞ CHO PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TẠI VIỆT NAM Ngành Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi Mã số 9 64 01 02 Người hướng dẫn khoa học 1. . Tô Long Thành 2. . Chu Đức Thắng HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Dữ liệu trong luận án là một phần của đề tài độc lập cấp quốc gia quot Nghiên cứu sự phân bố các biến chủng clade mới của virus cúm A H5N1 trên đàn gia cầm ở Việt Nam làm cơ sở cho việc phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao quot mã số 10 15 giai đoạn 2015-2018 do Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương làm đơn vị chủ trì đề tài. Tôi xin cam đoan 1 tất cả các kết quả thu được trong luận án này do tôi và nhóm nghiên cứu thực hiện kết quả được công bố với sự đồng ý của chủ nhiệm đề tài và các thành viên tham gia thực hiện 2 các kết quả được trình bày trong luận án là trung thực khách quan và không trùng lặp với bất kỳ một luận án tiến sĩ nào đã công bố trước đây 3 mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Văn Lâm i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận án tôi nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Ban Quản lý Đào tạo Khoa Thú y Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập trang bị cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến . Tô Long Thành Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương . Chu Đức Thắng Khoa Thú y Học viện Nông nghiệp Việt Nam là những người thầy .