Thu hút FDI vào ngành công nghệ cao không chỉ nhằm giải quyết mục tiêu về vốn cho đầu tư phát triển xã hội mà cung cấp cho nền kinh tế máy móc, quy trình công nghệ tiên tiến, sản xuất nhiều mặt hàng có chất lượng và hàm lượng kỹ thuật cao, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước, đồng thời tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. | CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI VÀO NGÀNH CÔNG NGHỆ CAO PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƢỚC ThS. Lê Nguyễn Diệu Anh Trường Đại học Kinh tế kĩ thuật công nghiệp Tóm tắt Đứng trước yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp công nghệ cao được coi như là một trong các lĩnh vực trọng tâm cần thu hút FDI. Thu hút FDI vào ngành công nghệ cao không chỉ nhằm giải quyết mục tiêu về vốn cho đầu tư phát triển xã hội mà cung cấp cho nền kinh tế máy móc quy trình công nghệ tiên tiến sản xuất nhiều mặt hàng có chất lượng và hàm lượng kỹ thuật cao góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước đồng thời tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Do đó để ắt kịp với cuộc Cách mạng Chính phủ cần có những thay đổi về chính sách để ưu tiên thu hút FDI đối với một số ngành và sản phẩm công nghệ cao. Từ khóa Vốn FDI Công nghệ cao Công nghiệp hóa Hiện đại hóa I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT VỐN FDI VÀO NGÀNH CÔNG NGHỆ CAO Trong 30 năm qua đã có hơn 182 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào Việt Nam được thực hiện trong hầu hết các ngành nghề và lĩnh vực của nền kinh tế góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời hình thành những ngành công nghiệp chủ lực như viễn thông dầu khí điện tử hóa chất thép ô tô xe máy công nghệ thông tin da giày dệt may chế biến nông sản thực phẩm Qua đó FDI đã đóng góp lớn trong việc gia tăng năng lực sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Đến nay khu vực FDI chiếm khoảng 25 tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên 70 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Ngoài ra khu vực FDI cũng đã góp phần tăng thu ngân sách tạo việc làm cho người dân ổn định tình hình xã hội. Khu vực này tạo ra khoảng 3 5 triệu việc làm trực tiếp và gần 5 triệu việc làm gián tiếp trong đó có nhiều lao động đã được đào tạo và tiếp cận với trình độ công nghệ quản lý tiên tiến của thế giới. Bên cạnh những đóng góp không thể phủ nhận của khu vực FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thì vẫn còn .