Bài viết nghiên cứu giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với vùng kinh tế miền Trung và Tây Nguyên (Vùng). Thông qua giới thiệu vị thế của Vùng, có vị trí rất quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, bài viết chỉ ra nguyên nhân làm cho Vùng chưa phát triển, giàu có và thịnh vượng. | Hội thảo Khoa học quốc gia Hệ thống Tài chính Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ DCFB 2020 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÙNG KINH TẾ MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN Đỗ Trọng Thảo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- Chi nhánh Tỉnh Khánh Hòa TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với vùng kinh tế miền Trung và Tây Nguyên Vùng . Thông qua giới thiệu vị thế của Vùng có vị trí rất quan trọng về chính trị kinh tế xã hội quốc phòng an ninh bài viết chỉ ra nguyên nhân làm cho Vùng chưa phát triển giàu có và thịnh vượng. Trên cơ sở các chương trình tín dụng đang được ngành Ngân hàng triển khai tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với Vùng kinh tế miền Trung và Tây Nguyên. Từ khóa Miền Trung Tây Nguyên tổ chức tín dụng Ngân hàng Nhà nước. 1. Vị thế Vùng kinh tế miền Trung và Tây Nguyên Vùng kinh tế miền Trung và Tây Nguyên với 14 tỉnh thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và 5 tỉnh Tây Nguyên có địa hình phức tạp dãy Trường Sơn kéo dài ra tới biển chia cắt các tỉnh có vị trí rất quan trọng về chính trị kinh tế xã hội quốc phòng an ninh kết nối giữa hai miền Nam - Bắc. Biển miền Trung là cửa ngõ ra Biển Đông của Việt Nam và nước bạn Lào có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế biển và các hoạt động kinh tế khu vực ven biển có tiềm năng rất lớn về du lịch biển đảo khai thác dầu khí vận tải biển logistics dịch vụ phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản phát triển công nghiệp nặng khai thác năng lượng gió năng lượng mặt trời. Miền Trung là cầu nối quan trọng của Tây Nguyên trong hội nhập thông qua việc kết nối tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Tây Nguyên có vị trí chiến lược thuộc Khu vực Tam giác phát triển Campuhia - Lào - Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp chế biến nông lâm sản thủy điện điện mặt trời Rừng Tây Nguyên có chức năng phòng hộ rất lớn là nguồn .