Bài viết này, tóm tắt kết quả nghiên cứu xử lý ion Fe2+ trong nước thải, bằng cách sử dụng vật liệu hấp phụ CaO/cordierite ở quy mô phòng thí nghiệm. Hiệu suất loại bỏ Fe2+ đạt giá trị cao nhất khi sử dụng 0,1 g/l CaO/cordierite ở điều kiện pH = 4, nồng độ Fe2+ giảm từ 100 mg/l xuống 35,62 mg/l sau 45 phút phản ứng. | Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam NGHIÊN CỨU XỬ LÝ ION Fe2 TRONG NƯỚC THẢI SỬ DỤNG VẬT LIỆU HẤP PHỤ CaO CORDIERITE QUY MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM Lê Lợi1 Đoàn Thị Oanh 2 Nguyễn Thành Trung2 Lê Văn Nhân3 1 Khoa Kỹ thuật - Công nghệ Trường Cao Đẳng Sơn La 2 Khoa Môi trường Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 3 Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Email doanoanh158@ Tóm tắt Hiện nay ô nhiễm kim loại nặng trong nguồn nước là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học cũng như nhiều người dân trên toàn thế giới bởi tác động tiêu cực của chúng đến môi trường hệ sinh thái và sức khỏe con người. Đặc biệt nước thải của các khu vực khai thác khoáng sản chứa một lượng lớn các kim loại nặng như Fe Mn Cr Ni Zn Hg trong đó ion Fe2 chiếm thành phần chủ yếu. Bài báo này tóm tắt kết quả nghiên cứu xử lý ion Fe2 trong nước thải bằng cách sử dụng vật liệu hấp phụ CaO cordierite ở quy mô phòng thí nghiệm. Hiệu suất loại bỏ Fe2 đạt giá trị cao nhất khi sử dụng 0 1 g l CaO cordierite ở điều kiện pH 4 nồng độ Fe2 giảm từ 100 mg l xuống 35 62 mg l sau 45 phút phản ứng. Quá trình hấp phụ đẳng nhiệt các ion sắt của CaO cordierite được mô tả bằng mô hình đẳng nhiệt Langmuir với nồng độ Fe2 trong nước thải được hấp phụ cao nhất đạt 200 mg g. Điều này cho thấy CaO cordierite là một chất hấp phụ tiềm năng loại bỏ Fe2 trong nguồn nước nói chung và đặc biệt là trong nước thải. Từ khóa CaO cordiertie Fe2 hấp phụ. 1. MỞ ĐẦU Ở Việt Nam ngành khai thác khoáng sản chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế đóng góp khoảng 7 tổng GDP hằng năm 1 . Tuy nhiên bên cạnh những đóng góp đáng kể về kinh tế các hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang tác động đến đời sống hoạt động sản xuất của người dân và môi trường xung quanh như tình trạng ô nhiễm tiếng ồn ô nhiễm bụi đặc biệt là ô nhiễm do nguồn nước thải phát sinh từ các khu vực khai thác khoáng sản. Việc khai thác .