Bài viết trình bày về thực trạng quản lý tài nguyên rừng tại 4 tỉnh vùng Tây Bắc Việt Nam, gồm Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình. Kết quả tổng hợp, phân tích số liệu cho thấy, quy hoạch đất đai cho phát triển lâm nghiệp không ổn định và biến động lớn giữa các năm, nhất là số liệu thống kê năm 2013 tại hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên. | Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM Vũ Đức Toàn1 2 Đoàn Đức Lân3 1 Khoa Nông Lâm - Đại học Tây Bắc 2 Trung tâm Đa dạng sinh học và Môi trường - Đại học Tây Bắc 3 Hội đồng Trường Đại học Tây Bắc Email vuductoan@ Tóm tắt Bài viết trình bày về thực trạng quản lý tài nguyên rừng tại 4 tỉnh vùng Tây Bắc Việt Nam gồm Lai Châu Điện Biên Sơn La và Hòa Bình. Kết quả tổng hợp phân tích số liệu cho thấy quy hoạch đất đai cho phát triển lâm nghiệp không ổn định và biến động lớn giữa các năm nhất là số liệu thống kê năm 2013 tại hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên. Tỷ lệ che phủ rừng tại Lai Châu và Điện Biên đến năm 2019 đã đạt tương ứng 50 2 và 42 2 vượt xa diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp của năm 2019 45 7 và 38 5 . Hệ thống rừng đặc dụng tương đối hoàn chỉnh với 1 Vườn Quốc gia 12 Khu Bảo tồn thiên nhiên 1 khu rừng thực nghiệm 3 khu rừng văn hóa lịch sử. Số liệu thống kê một số nghiên cứu về đa dạng sinh học từ năm 1991 - 2018 cho thấy số loài động vật và thực vật điều tra được tại một số khu rừng đặc dụng thấp hơn nhiều sô loài được ghi nhận có mặt tại vùng Tây Bắc trước đó. Diện tích rừng trồng thống kê tại các thời điểm 2010 2013 2016 2019 chỉ đạt từ 14 - 19 so với diện tích trồng rừng lũy kế theo năm đến thời điểm so sánh. Từ khóa Tây Bắc quản lý tài nguyên rừng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng Tây Bắc bao gồm 4 tỉnh Lai châu Điện Biên Sơn La và Hòa Bình với tổng diện tích tự nhiên 3 7324 triệu ha chiếm 11 27 diện tích cả nước 32 . Diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp năm 2019 là 1 7141 triệu ha chiếm 45 92 diện tích toàn vùng. Tây Bắc là vùng núi cao dốc nhất Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường sinh thái là vùng có đa dạng sinh học cao của Việt Nam và Thế giới 21 là vùng đầu nguồn chủ yếu của hai hệ thống Sông Đà và sông Mã với diện tích lưu vực Sông Đà là 2 368 triệu ha lưu vực sông Mã 1 027 triệu ha Hình 1 . Từ năm .