Bài viết trình bày một phương pháp mô hình hóa các bộ nguồn xung Flyback dưới dạng mạch điện tuyến tính hóa tương đương, trong đó khâu xung được tuyến tính hóa bằng mạng bốn cực hai cửa cách ly. Dựa trên mô hình đã xây dựng, đặc tính động học cơ bản của đối tượng được khảo sát trong PSPICE, tạo cơ sở để tổng hợp bộ điều khiển cho bộ nguồn. | Nghiên cứu khoa học công nghệ MÔ HÌNH HÓA CÁC BỘ NGUỒN XUNG FLYBACK TRONG PSPICE TRÊN CƠ SỞ MẠNG BỐN CỰC HAI CỬA CÁCH LY Nguyễn Thị Thu Thảo Tóm tắt Bài báo trình bày một phương pháp mô hình hóa các bộ nguồn xung Flyback dưới dạng mạch điện tuyến tính hóa tương đương trong đó khâu xung được tuyến tính hóa bằng mạng bốn cực hai cửa cách ly. Dựa trên mô hình đã xây dựng đặc tính động học cơ bản của đối tượng được khảo sát trong PSPICE tạo cơ sở để tổng hợp bộ điều khiển cho bộ nguồn. Từ khóa Mạng bốn cực Bộ nguồn xung Flyback PSPICE. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay các bộ nguồn xung kiểu Flyback được dùng ngày càng phổ biến. Việc nghiên cứu thiết kế và chế tạo chúng đang được nhiều tổ chức khoa học và doanh nghiệp về nguồn điện thứ cấp quan tâm. Cấu trúc chung của các bộ nguồn Flyback gồm hai khối chức năng khối công suất CS và khối điều khiển ĐK 1 2 . Các bộ nguồn này làm việc theo nguyên lý điều chế độ rộng xung PWM. Vì bộ nguồn Flyback là các hệ thống điều khiển phi tuyến do đó việc phân tích và tổng hợp chúng thường gặp không ít khó khăn. Mặc dù đều làm việc theo nguyên lý điều chế độ rộng xung song các bộ nguồn Flyback khác hẳn các bộ nguồn xung phổ biến khác về cấu tạo. Sự khác biệt này làm cho việc ứng dụng trực tiếp các phương pháp mô hình hóa quen dùng gặp nhiều trở ngại trong đó có việc mô hình hóa khâu xung. Trong các nghiên cứu 3 4 các tác giả đều sử dụng phương pháp mạch điện tuyến tính tương đương để tuyến tính hóa khâu xung ở quanh điểm làm việc. Nghiên cứu 5 sử dụng mô hình phần tử chuyển mạch trung bình khi mô hình hóa chip điều khiển TOP258YN của TOPSwitch 6 . Trong quá trình nghiên cứu tác giả nhận thấy rằng các chuyển mạch của các bộ nguồn Flyback tuy không liên hệ tĩnh điện với nhau nhưng có các trạng thái không tách rời nhau do quá trình làm việc dẫn đến vì thế có thể mô tả chúng như những phần tử của một mạng bốn cực hai cửa trong đó hai cực cách ly liên hệ với nhau bằng biến áp. Với cách tiếp cận như vậy bài báo trình bày việc xây dựng mạch điện tuyến