Cây bàng là một loài cây phát triển rất nhiêu ở các vùng Đông Nam châu Á. ở Singapore, Ven đại lộ và bờ biển người ta tìm thấy rất nhiều cây bàng. Lá bàng sau khi già cỗi, rơi rụng xuống những dòng sông, dòng suối khiến cho mầu nước hơi chuyển sang mầu nâu nhạt và sinh ra trong nước những nguyên liệu hữu cơ trong đó có bao gồm cả axít tanic rất thích hợp với một số loài cá, trong đó có cá rồng | Sử dụng hiệu quả lá bàng trong nuôi cá rồng Cây bàng là một loài cây phát triển rất nhiêu ở các vùng Đông Nam châu Á. ở Singapore, Ven đại lộ và bờ biển người ta tìm thấy rất nhiều cây bàng. Lá bàng sau khi già cỗi, rơi rụng xuống những dòng sông, dòng suối khiến cho mầu nước hơi chuyển sang mầu nâu nhạt và sinh ra trong nước những nguyên liệu hữu cơ trong đó có bao gồm cả axít tanic rất thích hợp với một số loài cá, trong đó có cá rồng. Trong môi trường nhân tạo, người ta vẫn thường dùng lá bàng khô chế vào nước trong hồ cá. Mục đích là tạo môi trường tự nhiên hơn cho cá khiến cá khỏe hơn và mầu sắc được cải thiện hơn. Những lá còn xanh thì thì không được sử dụng mà chỉ sử dụng những lá đã kho giòn. Có nhiều cách sử dụng lá bàng trong hồ cá. Đơn giản nhất là thả thẳng lá bàng khô vào bể nhưng điều này sẽ dẫn đến nghẹt tắc thiết bị lọc do lá bị mục rữa. 1 cách nữa là ngâm lá bàng vào một chiếc hộp, bỏ vô ít muối và cắm một thiết bị sủi khí. Ngày hôm sau có thể dùng nước này chế vào bể. Điều quan trọng trong quá trình sử dụng nước chế này phải thật chậm và đo PH liên tục, tránh sự tụt PH quá nhanh khiến đồng chí cá cưng của mình bị xốc. Với cá rồng thì PH ở thì OK. Sau khi dùng hết nước trong bình lá thì ta có thể thêm nước và ngâm tiếp 2 ngày sau có thể sử dụng lại được. Có lẽ không thể dùng đến lần thứ 3 hay thứ 4.