Giải pháp cốt lõi nhằm mục đích xây dựng nhà trường đạt chuẩn mức độ 1: Chú trọng việc xây dựng đề án để làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hóa. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên , nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hóa giáo dục nhằm mục đích xây dưng môi trường giáo dục lành mạnh để xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Mời các bạn cùng tham khảo! | MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HUY ĐỘNG XÃ HỘI HÓA ĐỂ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN GIẢI PHÁP Như chúng ta đã biết xã hội hóa giáo dục là Huy động toàn xã hội làm giáo dục động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp công sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước. Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân huy động toàn xã hội đóng góp về trí lực nhân lực vật lực tài lực chăm lo cho sự nghiệp giáo dục . Nghị quyết 14 của Bộ chính trị khoá IV về cải cách giáo dục đã chỉ rõ Trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ trẻ phải phát huy phấn đấu để thực hiện chế độ cho cả xã hội chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em làm cho mọi trẻ em đều được học tập một cách bình đẳng không phụ thuộc vào hoàn cảnh riêng của gia đình dân tộc địa phương và như các sách báo đã viết Trong hệ thống giáo dục nhà trường gia đình và xã hội. Nhà trường là khoa học trung tâm của tổ chức phối kết hợp và dẫn dắt công tác giáo dục của các tổ chức và các đoàn thể ở trong xã hội. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng chính quyền địa phương nắm được đường lối quan điểm giáo dục xã hội chủ nghĩa có đội ngũ chuyên gia về sư phạm để chủ động kết hợp với các ban ngành đoàn thể các bậc cha mẹ trong việc nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tuyên truyền phổ biến những kiến thức về nuôi dạy trẻ theo khoa học cho gia đình và cộng đồng. Xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm mục tiêu giáo dục con người mới phát triển toàn diện . Xã hội hoá công tác giáo dục ở địa phương đặc biệt là giáo dục mầm non thì người cán bộ quản lý mầm non là một hạt nhân quan trọng là nhân tố quyết định tích cực là người tham mưu đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện phối hợp các lực lượng xã hội nhà trường gia đình tham gia vào giáo dục Chính vì vậy vai trò của người cán bộ quản lý trường mầm non trong công tác thực hiện xã hội hoá giáo dục có ý nghĩa phát triển đến sự ổn định và phát triển ngành học mầm non .