Đề tài nghiên cứu phản ánh một cách khách quan, trung thực tình hình TTCK Việt Nam cũng như tình hình nguồn vốn đầu tư gián tiếp trên TTCK qua hơn 7 năm hoạt động. Trên cơ sở những thành công và hạn chế từ phần thực trạng, đề tài sẽ đề xuất những giải pháp hoàn thiện hơn TTCK Việt Nam, đồng thời xây dựng những giải pháp kiểm soát vốn để thu hút và giữ chân ngày càng nhiều nhà đầu tư dài hạn. | Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM . Họ và tên LÊ THỊ MINH THÙY GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN TTCK VIỆT NAM Chuyên ngành Kinh tế tài chính - Ngân hàng Mã số LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG TP. Hồ Chí Minh- Năm 2007 Trang 2 GIỚI THIỆU Sau khi tổ chức thành công hội nghị APEC gia nhập WTO và đón nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài kỷ lục trong năm 2006 Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý của thế giới. Hiện nguồn vốn đầu tư của thế giới đang rất dồi dào trong khi thị trường Việt Nam lại có được sự ổn định cần thiết không biến động tỷ giá và ít rủi ro về mặt chính trị đây chính là những lợi thế đã khiến cho Việt Nam trở thành một nơi đầu tư lý tưởng của các cá nhân và tổ chức đầu tư nước ngoài. Thị trường chứng khoán Việt Nam TTCK hiện đang tăng trưởng nhanh chóng kéo theo làn sóng các nhà đầu tư nước ngoài đã đẩy giá tiền tệ trong nước và mức lạm phát lên và kèm theo đó là nỗi sợ hãi về bong bóng chứng khoán. Nếu so với những gì đang xảy ra trên thế giới ta có thể thấy việc sẵn sàng để ứng phó với sự đảo chiều của dòng vốn trên TTCK Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết và khá nhạy cảm hiện nay. Hơn nữa không một quốc gia Châu Á phát triển thị trường vốn mà không có biện pháp để kiểm soát dòng vốn ĐTNN ngay cả những quốc gia có thị trường vốn phát triển bởi dòng vốn đầu tư gián tiếp FPI cũng tiềm ẩn những rủi ro hơn so với các kênh huy động vốn từ nước ngoài khác. Do vậy kiểm soát và thúc đẩy thu hút FPI ổn định tương xứng với tiềm năng góp phần tạo động lực phát triển thị trường vốn nâng cao năng lực quản trị của nhà doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hậu WTO là vấn đề cần được quan tâm thích đáng. Bằng các phương pháp nghiên cứu quan sát thống kê và phỏng vấn đồng thời vận dụng cơ sở lý luận đã được hệ thống đề tài phản ánh một cách khách quan trung thực tình hình vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đặc biệt trên TTCK đồng thời đưa ra những .