Mục đích của sáng kiến nhằm giúp cho giáo viên thường xuyên nghiên cứu, tìm ra những điều mới lạ để vận dụng vào quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng chủ động, tích cực. Luôn lấy trẻ làm vị trí trung tâm trong mọi hoạt động. | 1. PHẦN MỞ ĐẦU Giáo dục mầm non là cơ sở đầu tiên của sự phát triển nhân cách. Trẻ em là những công dân của thế giới ngày mai và cũng là niềm vui niềm tự hào của mỗi con người chúng ta. Vì thế việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm không chỉ đối với gia đình và nhà trường mà là của toàn xã hội. Chính vì vậy mà chúng ta phải có những biện pháp hữu hiệu để chăm sóc giáo dục trẻ nhằm tạo ra những con người phát triển toàn diện. Không những thế mà còn hình thành cho trẻ những cái hay cái đẹp và biết tạo ra những cái đẹp ở xung quanh hình thành cũng cố phát triển và mở rộng nhận thức cho trẻ về thế giới xung quanh. Khám phá khoa học có vai trò tích cực trong sự phát triển nhận thức của trẻ. Giúp trẻ được thực hành trải nghiệm được hoạt động cùng nhau hợp tác chia sẻ giữa cô và trẻ giữa trẻ với trẻ. Hoạt động cá nhân kết hợp với hoạt động nhóm có tác dụng to lớn trong việc phát triển trí thông minh khả năng suy nghĩ và sự giao tiếp tích cực của trẻ. Khám phá khoa học tạo được sự hứng thú kích thích sự tò mò tự nhiên của trẻ về thế giới xung quanh giúp trẻ nhận thức được mọi sự vật luôn thay đổi và sự thay đổi này liên quan đến nhau. Ta thử hình dung nếu tâm hồn trẻ thơ thiếu đi sự tiếp xúc thế giới xung quanh thiếu sự khám phá khoa học thì làm sao có thể phát triển ở trẻ cảm xúc và có thái độ thân thiện với môi trường xung quanh mong muốn tham gia và cảm nhận được về môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội. Trẻ biết yêu quý chăm sóc cỏ cây hoa lá con vật biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi biết yêu quý kính trọng mọi người thương yêu nhường nhịn bạn. Ngoài ra khám phá khoa học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua việc trẻ miêu tả và giải thích những gì trẻ khám phá được. . Lý do chọn đề tài Như chúng ta được biết việc khám phá khoa học là một hoạt động giúp trẻ mầm non khám phá thế giới xung quanh mình thông qua việc tiếp xúc với môi trường xung quanh để từ đó trẻ khám phá sự vật hiện tượng ở môi trường xung quanh và có thái độ tích cực với môi trường. Khám