Nội dung của đề tài đánh giá được một số mặt tác động tới việc phát triển năng lực của học sinh lớp 5; đề xuất được cách tiếp cận mới trong giảng dạy, giáo dục theo hướng khai thác nội dung môn học và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực, khai thác nội dụng giáo dục của bài học nhằm phát triển năng lực cho học sinh giúp các em vận dụng tốt trong học tập và cuộc sống. | 1. PHẦN MỞ ĐẦU . Lý do chọn đề tài Trong chương trình giáo dục mới môn Mĩ thuật được xem như là một phương tiện giáo dục quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Cung cấp cho các em kiến thức và hiểu biết về cái đẹp hoàn thành các bài tập của chương trình đồng thời còn tạo điều kiện để học tốt các môn học khác. Điều quan trọng hơn là vận dụng hiểu biết kiến thức mĩ thuật vào học tập cũng như sinh hoạt hằng ngày. Môn Mĩ thuật rèn luyện cho học sinh cách quan sát khả năng tìm tòi tư duy sáng tạo để góp phần hình thành phẩm chất của người lao động mới. Giúp học sinh nhận thức được vẽ đẹp của mĩ thuật dân tộc và có ý thức giữ gìn và bảo tồn nền mĩ thuật đậm đà bản sắc dân tộc của chúng ta. Vì vậy muốn giáo dục cái đẹp để các em tiếp nhận và cảm thụ được một cách đầy đủ biến nó thành những giá trị thẩm mĩ thực sự cho bản thân thì việc giáo dục thẩm mĩ nói chung và rèn luện kĩ năng sử dụng màu sắc thích hợp cho học sinh đặt ra phải được giải quyết tốt ở những năm học đầu cấp Tiểu học. Để giúp các em biết bộc lộ tình cảm của bản thân mình với mọi người với tự nhiên xã hội thì những người thầy giáo cô giáo đóng một vai trò hết sức quan trọng để đạt được mục tiêu môn học đề ra. Gắn giáo dục thẩm mĩ với các môn học khác với đặc thù của địa phương phải được tiến hành một cách thường xuyên nghiêm túc để các em có những tư duy tốt về thẩm mĩ để các em mang lại nhiều cái hay cái đẹp cho cuộc sống cho xã hội. Cụ thể môn Mĩ thuật ở trường tiểu học trang bị cho học sinh kiến thức ban đầu cơ bản nhất góp phần hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp biết vận dụng cái đẹp vào trong học tập hay sinh hoạt hàng ngày và phương pháp dạy học mới của Đan Mạch học sinh như được giải phóng ra khỏi khuôn mẫu được học mà chơi chơi mà học. Các em thỏa sức sáng tạo không bị gò bó không sợ mình không biết vẽ mà được tự do thể hiện. Sự sáng tạo với 7 quy trình mới học sinh có thể vẽ xé dán nặn tạo hình 2D 3D làm con rối tận dụng các vật tìm được để sáng tạo vẽ theo nhạc hoạt cảnh kể .