Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học được hoàn thành với mục tiêu nhằm góp phần đẩy mạnh sự phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng dạy -học và đẩy mạnh công tác mũi nhọn của đơn vị. | MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong giai đoạn xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay nguồn lực con người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đảng và nhà nước luôn quan tâm và chú trọng đến giáo dục. Với chủ đề của năm học là Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục đối với giáo dục phổ thông. Mà trong hệ thống giáo dục quốc dân thì bậc tiểu học là bậc nền tảng nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng là bước đầu hình thành nhân cách con người cũng là bậc học nền tảng nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức trí tuệ thể chất thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi người dạy học phải có kiến thức sâu và sự hiểu biết nhất định về nội dung chương trình sách giáo khoa có khả năng hiểu được về tâm sinh lí của trẻ về nhu cầu và khả năng của trẻ. Đồng thời người dạy có khả năng sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Là một cán bộ quản lý tôi nhận thấy bản thân giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong nhà trường. Làm thế nào để đẩy mạnh sự phát triển giáo dục nói chung và làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói riêng đặc biệt là công tác mũi nhọn của trường. Hiện nay chủ trương của ngành là dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh Căn cứ chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình lồng ghép giáo dục vệ sinh môi trường rèn kĩ năng sống cho học sinh. Coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện động viên khuyến khích không gây áp lực cho học sinh khi đánh giá. Tạo điều kiện và cơ hội cho tất cả học sinh hoàn thành chương .