Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đưa ra một số giải pháp xây dựng thư viện thân thiện nhằm hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh chắc chắn đã có nhiều người và nhiều tài liệu đề cập đến và đã làm thành công. Nhưng với sáng kiến của mình tôi muốn chia sẻ với bạn đọc một số giải pháp hết sức cụ thể, từ thực tiễn khó khăn của đơn vị và sự tìm tòi trải nghiệm để có được một kết quả như mong đợi. Mời các bạn cùng tham khảo! | 1. PHẦN MỞ ĐẦU . Lý do chọn đề tài Thư viện trường học là một cơ quan truyền thông trong nhà trường có vai trò cung cấp thông tin để giải đáp thắc mắc thỏa mãn trí tò mò tìm hiểu của học sinh là một động lực đóng góp vào việc cải tiến giáo dục trong nhà trường nhằm mục đích sử dụng các nguồn tài liệu để hỗ trợ cho sự thay đổi cách học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên bồi dưỡng kiến thức và xây dựng thói quen tự học tự nghiên cứu cho học sinh tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên trong và ngoài nhà trường. Xây dựng thư viện thân thiện trong trường học là hình thức lấy học sinh làm trung tâm cho mọi hoạt động nhằm đáp ứng quyền của trẻ em giúp các em có cơ hội tốt nhất để tiếp cận thông tin được đọc sách tiếp cận với tri thức mới của nhân loại. Đặc biệt giúp các em học sinh tiểu học người dân tộc xây dựng được thói quen đọc sách và tham gia tích cực vào các hoạt động trong thư viện trường. Từ đó học sinh có thêm vốn từ ngữ phong phú của tiếng Việt giúp các em hiểu biết nhiều nền văn hóa của các dân tộc anh em. Có thể nói không quá rằng sự hình thành đạo đức phẩm giá và nhân cách con người một phần là do đọc sách. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nói về nguồn gốc của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài . Văn chương hướng con người tới Chân Thiện Mỹ giúp con người hoàn thiện nhân cách để trở nên hữu ích cho xã hội. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy sự tác động của văn hóa đọc với sự hình thành cá tính và nhân cách ở lứa tuổi thiếu nhi đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học là rất mạnh mẽ. Do ở lứa tuổi đó các em còn chưa tự định hướng trong tiếp nhận thông tin nên việc sử dụng và biến sách báo tài liệu trở thành công cụ và phương tiện để giáo dục là việc làm hữu ích và đem lại hiệu quả to lớn. Tuy nhiên một thực trạng