Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc và nghe, mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgíc cũng như có hình ảnh. Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống. Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, có thái độ ứng xử đúng trong cuộc sống, hứng thú đọc sách và yêu thích Tiếng Việt. Như vậy dạy đọc có ý nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển. | RÈN KĨ NĂNG ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 2 1. Lí do chọn biện pháp Như chúng ta đã biết giao tiếp bằng ngôn ngữ được thực hiện qua hai hình thức khẩu ngữ giao tiếp bằng lời nói và bút ngữ giao tiếp bằng chữ viết . Trong đó đọc là một hoạt động giao tiếp bằng khẩu ngữ là hành vi tiếp nhận thông tin qua văn bản. Nhờ hoạt động đọc mà con người đã chuyển giao cho nhau những kinh nghiệm của đời sống những thành tựu văn hoá khoa học tư tưởng tình cảm thông tin hiểu biết của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn được ghi lại bằng chữ viết làm giàu thêm tri thức của mỗi người và thúc đẩy xã hội không ngừng phát triển. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người không thể sống một cuộc sống bình thường có hạnh phúc theo đúng nghĩa trong một xã hội hiện đại ngày nay. Vì vậy đọc là một nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người và đặc biệt đối với một đứa trẻ thì việc đọc lại càng có ý nghĩa thực tế hơn. Trước hết là trẻ phải đi học phải học đọc sau đó trẻ phải đọc để học. Việc đọc giúp trẻ chiếm lĩnh một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác. Đọc sẽ tạo ra hứng thú và động cơ học tập tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Mục đích cuối cùng của việc đọc là để hiểu và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. Vì vậy sau khi đã hoàn thành việc đọc đúng đọc trơn ở lớp 2 sang lớp 3 các em sẽ tiếp tục được hoàn thiện và tập trung vào việc đọc hiểu và diễn cảm nhiều hơn. Chính những điều kiện vừa nêu trên khẳng định sự cần thiết việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống về năng lực đọc cho học sinh. Là một giáo viên được phân công giảng dạy lớp 2 bản thân tôi luôn băn khoăn trăn trở về việc tìm ra một số giải pháp nào đó nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc tiếp cận kiến thức. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2 Trường tiểu học Thái Thủy để nghiên cứu nhằm .