Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc tại lớp lá 3 trường mầm non Lộc Bảo

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là vận dụng những kiến thức kinh nghiệm đưa ra một số giải pháp nhằm giúp trẻ nâng cao chất lượng ngôn ngữ trong giao tiếp, trong diễn đạt tiếng việt của trẻ một cách tốt nhất. Giúp trẻ thành thạo tiếng Việt sớm hơn và từ đó trẻ tiếp nhận tri thức một cách dễ dàng. Giúp trẻ tự tin, mạnh dạn thể hiện hiểu biết của mình bằng cách sử dụng ngôn ngữ tiếng việt một cách thành thạo sớm nhất. | VẤN ĐỀ Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng. Giao tiếp là một đặc trưng quan trọng của con người. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất Lê nin . Ngôn ngữ chính là một phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành một thành viên trong xã hội loài người. Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng giáo dục là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào hoạt động phát triển ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ để phát triển tư duy nhận thức Qúa trình trưởng thành của trẻ bên cạnh thể chất là trí tuệ công cụ để phát triển tư duy trí tuệ chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập vui chơi những hoạt động chủ yếu của trường mầm non. Ngôn ngữ được tích hợp trong tất cả các loại hình hoạt động giáo dục ở mọi lúc mọi nơi. Như vậy ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động và ngược lại mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển. Xã Lộc Bảo là một xã vùng sâu vùng xa cách thị trấn Lộc Thắng Huyện Bảo Lâm 32 km. Người địa phương ở đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số trong đó chiếm đa số là dân tộc châu mạ một số ít là dân tộc Tày Mường Nùng H mông và Kinh. Vì vậy môi trường phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ còn hạn chế trẻ sử dụng tiếng mẹ đẻ như một công cụ để vui chơi học tập. Với học sinh người dân tộc thiểu số tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai để tiếp thu kiến thức và trao đổi với xã hội một cách thuận lợi hơn. Khi đến trường các em phải làm quen với một ngôn ngữ khác hoàn toàn tiếng mẹ đẻ nên trong quá trình học tập cũng bị ảnh hưởng không ít. Rào cản tiếng Việt đối với học sinh người dân tộc thiểu số ở xã Lộc Bảo nói riêng khu vực Tây Nguyên nói chung khi tiếp cận chương trình giáo dục quốc gia là vấn đề khiến cho những người làm công tác giáo dục ở vùng sâu vùng xa luôn trăn trở bấy lâu nay. 1 Nhận thức rõ việc trang bị tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số có ảnh hưởng lớn tới kết quả học tập và tiếp thu kiến thức .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.