Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giúp học sinh biết cách tiếp cận và trình bày nhiệm vụ học tập khi học một truyện ngắn trong chương trình Ngữ Văn THPT cũng như những truyện ngắn bên ngoài nhà trường. Bên cạnh đó còn hình thành thói quen ham đọc sách cho học sinh, giúp học sinh biết cách sử dụng hình thức, kĩ thuật trình bày khi đọc sách. Đây cũng là cách rèn kĩ năng đặt vấn đề, giải quyết vấn đề cho người học khi làm văn. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc An Giang ngày 3 tháng 02 năm 2020. BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến I- Sơ lược lý lịch tác giả - Họ và tên Trần Thị Phi Vân. Nam nữ nữ. - Ngày tháng năm sinh 12 01 1975. - Nơi thường trú Phú Hữu - Phú Hòa - Thoại Sơn - An Giang. - Đơn vị công tác Trường THPT Nguyễn Khuyến. - Chức vụ hiện nay Tổ phó chuyên môn. - Trình độ chuyên môn Thạc sỹ - Lĩnh vực công tác Giảng dạy môn Ngữ Văn. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị - Tóm tắt tình hình đơn vị Những thuận lợi Tổ chuyên môn rất đồng thuận nhiệt tình hỗ trợ lẫn nhau trong công việc chuyên môn sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giáo dục học sinh để kết quả của tổ chuyên môn ngày được cải thiện. Bên cạnh đó Ban lãnh đạo Trường rất quan tâm đến chất lượng 2 mặt giáo dục học sinh nên tạo mọi điều kiện cần thiết tốt nhất cho người dạy thực hiện cải tiến đổi mới phương pháp giảng dạy Khó khăn Dung lượng thời gian cho 1 tác phẩm còn hạn chế đa số học sinh ngày nay lười đọc tác phẩm văn học dẫn đến cách tiếp nhận tác phẩm văn học trong phân môn đọc hiểu văn bản chưa đảm bảo về độ chính xác của nội dung nhất là đối với những tác phẩm văn xuôi. - Tên sáng kiến Vận dụng kết hợp nhật kí đọc sách với các kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ Văn ở trường THPT. - Lĩnh vực Giải pháp tác nghiệp về chuyên môn môn Ngữ Văn III. Mục đích yêu cầu của đề tài sáng kiến 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến 1 Trong thời kì hiện đại với sự phát triển ồ ạt của khoa học công nghệ thiết bị điện tử thông minh ngày càng đa dạng người học dường như lười đọc sách nhất là đọc tác phẩm văn học. Khi cần tìm nội dung một tác phẩm văn học nào đó các em chỉ cần lên những trang mạng và gõ vào những từ khóa để tìm cho nhanh thay vì phải mất nhiều thời gian để tự đọc và tự tóm tắt nội dung tác phẩm. Điều này kéo theo việc tiếp cận tác phẩm văn học chỉ mang tính chất đối phó hời hợt không lưu lại ở