Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy phần ca dao – dân ca ở bậc Trung học cơ sở

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm này là muốn góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp chung của giáo dục nhằm đào tạo cho đất nước những thế hệ học sinh, không chỉ thuần thục về kỹ năng mà còn giàu có về cảm xúc, có tâm hồn trong sáng, nhân ái, biết vươn tới Chân - Thiện – Mĩ. | I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chon đề tài. Hoài Thanh đã từng viết Từ bao đời đến bây giờ từ Homerơ đến Kinh Thi đến ca dao Việt Nam thơ ca có một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại nó ra đời từ những vui buồn của đời người và sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế . Kể từ khi con người vươn mình khỏi bóng tối nguyên thủy mở rộng tâm hồn để đón nhận những vang vọng của đất trời để trái tim mình cất lên những xúc cảm buồn vui yêu ghét thì ca dao dân ca những câu thơ khúc nhạc đầu tiên của nhân loại đã nảy sinh bầu bạn với con người như tri âm tri kỷ. Ca dao dân ca đã chiếm một phần quan trọng không thể thay thế trong đời sống sinh hoạt cũng như đời sống tinh thần của người Việt trở thành một mảnh ghép của hồn Việt một mảnh ghép cổ xưa chân thành mộc mạc mà sâu sắc dạt dào. Chính vì tầm quan trọng của ca dao dân ca một thể loại của văn học dân gian đối với cội nguồn văn hóa dân tộc nói chung và văn học Việt Nam nói riêng mà việc đưa nó vào chương trình giảng dạy bậc Trung học cơ sở là một điều rất hợp lý. Môn Văn trong trường bậc Trung học cơ sở chia làm 3 phần môn Văn bản Tiếng việt Tập làm văn. Trong đó phần ca dao dân ca được phân phối ở lớp 7 phần đầu của phân môn Văn bản học kỳ I . Tuy nhiên một thực tế trong quá trình giảng dạy phần ca dao dân ca hiện nay không ít giáo viên còn loay hoay lúng túng làm như thế nào để nâng cao hiệu quả chất lượng ở mỗi tiết dạy. Không ít những giờ dạy ca dao dân ca diễn ra khá bài bản. Giáo viên và học sinh đã đi đúng một quy trình theo trình tự các đề mục mà chưa hài lòng. Có một cái gì đó sâu thẳm lớn lao ở một số văn bản ca dao dân ca mà cả người dạy và người học chưa đi đến cái đích cuối cùng chưa khơi được tầng ngầm giá trị ẩn chứa bên trong ca dao dân ca. Nguyên nhân chính là người dạy và cả người học chưa nắm kỹ đặc trưng thể loại chính danh của ca dao dân ca. Thể loại văn học dân gian này có đặc điểm thi 1 pháp riêng. Từ đó chưa đưa ra những phương pháp tích cực trong quá trình giảng dạy và học tập. Bản thân tôi là một

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.