Trong thời gian từ tháng 6/2002 đến tháng 8/2004, nhóm Nôm Na, bao gồm 4 chuyên viên trẻ, đã triển khai việc nghiên cứu, phân tích, tạo phông và xây dựng chế bản cuốn Giúp đọc Nôm và Hán Việt của Linh mục Trần Văn Kiệm để xuất bản thành sách và sử dụng tra cứu trên mạng. | Quy trình Nôm Na: “Giúp đọc Nôm và Hán Việt” và chữ Nôm trên mạng Nhóm Nôm Na (Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm) Lê Văn Cường, Tô Trọng Đức, Ngô Thanh Giang, Lương Thị Hạnh Ngô Thanh Nhàn, Lê Mai Phương, Ngô Trung Việt Hội nghị chữ Nôm quốc tế 2004 Hà Nội, Việt Nam TÓM TẮT Thông tin không những xảy ra tức thời, trực diện truyền miệng qua ngôn ngữ, mà còn có thể xảy ra xuyên thời gian và không gian qua chữ viết và in ấn (cuộc cách mạng thông tin trong quá khứ). Ngày nay, thông tin có thể xảy ra tức thời xuyên không gian nhờ cuộc cách mạng thông tin qua máy tính và mạng web. Máy tính, mạng web, và chuẩn mã đa ngữ quốc tế, là con đường duy nhất để bảo tồn chữ Nôm, vốn văn hoá của dân tộc Việt Nam. Quy trình Nôm Na được đặt ra nhằm tìm ra quy trình tốt nhất và đơn giản nhất cho mục tiêu này. Trong thời gian từ tháng 6/2002 đến tháng 8/2004, nhóm Nôm Na, bao gồm 4 chuyên viên trẻ, đã triển khai việc nghiên cứu, phân tích, tạo phông và xây dựng chế bản cuốn Giúp đọc Nôm và Hán Việt của Linh mục Trần Văn Kiệm để xuất bản thành sách và sử dụng tra cứu trên mạng. Một khối lượng công việc lớn đã được thực hiện trong thời gian này: Tạo phông cho khoảng thành tố Hán−Nôm cơ bản; vẽ phông chữ Hán−Nôm; Xây dựng và quản lí kho chữ Hán−Nôm cho cuốn Giúp đọc Nôm và Hán Việt; Đối chiếu và thiết lập các mã Unicode cho các chữ đã xây dựng, kể cả việc tạo mã thay thế (surrogate) cho những chữ nằm ngoài mặt phẳng đa ngữ cơ bản BMP (Base Multilingual Plane) của Unicode và ISO 10646; Tạo định dạng và chuyển đổi quyển Giúp đọc Nôm và Hán Việt theo chuẩn đa ngữ HTML để làm chế bản và để sử dụng trên mạng internet cho cuốn Giúp đọc Nôm và Hán Việt. Bài này trình bày ý nghĩa các quy trình mà nhóm Nôm Na đã thực hiện trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đúc kết và khái quát hoá để có thể áp dụng vào những hoạt động nghiên cứu và ứng dụng tiếp theo: Quy trình chế tạo các bộ phông theo các thể khác nhau; quy trình đưa các văn bản Hán−Nôm vào máy tính; và quy trình chuẩn hoá các chữ .