Tập bài giảng Thống kê doanh nghiệp gồm có 6 chương với những nội dung chính như sau: Chương 1: những vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp; chương 2: thống kê kết quả sản xuất trong doanh nghiệp; chương 3: thống kê tài sản của doanh nghiệp; chương 4: thống kê lao động trong doanh nghiệp; chương 5: thống kê giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp; chương 6: thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. | CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP . Khái quát về thống kê doanh nghiệp Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của thống kê cho thấy Thống kê học là một môn khoa học xã hội. Tuy nhiên khác với các môn học xã hội khác thống kê học không trực tiếp nghiên cứu mặt chất của hiện tượng mà nó chỉ phản ánh bản chất tính quy luật của hiện tượng thông qua các con số các biểu hiện về lượng của hiện tượng. Điều đó có nghĩa là thống kê học phải sử dụng các con số về quy mô kết cấu quan hệ tỉ lệ quan hệ so sánh trình độ phát triển trình độ phổ biến của hiện tượng để phản ánh biểu thị bản chất tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Như vậy các con số thống kê không phải chung chung trừu tượng mà bao giờ cũng chứa đựng một nội dung kinh tế chính trị xã hội nhất định giúp chúng ta nhận thức được bản chất và quy luật của hiện tượng nghiên cứu. Theo quan điểm triết học chất và lượng là hai mặt không thể tách rời của mọi sự vật hiện tượng giữa chúng luôn tồn tại mối liên hệ biện chứng với nhau. Trong mối quan hệ đó sự thay đổi về lượng quyết định sự biến đổi về chất. Quy luật lượng - chất của triết học đã chỉ rõ mỗi lượng cụ thể đều gắn với một chất nhất định khi lượng thay đổi và tích lũy đến một chừng mực nhất định thì chất thay đổi theo. Vì vậy nghiên cứu mặt lượng của hiện tượng sẽ giúp cho việc nhận thức bản chất của hiện tượng. Có thể đánh giá thành tích sản xuất của một doanh nghiệp qua các con số thống kê về tổng số sản phẩm làm ra giá trị sản xuất đạt được tỉ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất giá thành đơn vị sản phẩm năng suất lao động và thu nhập của công nhân. 7 Từ những năm 90 của thế kỷ XX dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế quản lý theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Do đó cơ chế quản lý kinh tế cũng chuyển từ cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Vì vậy các .