Bài viết sử dụng công cụ đại số “Các tiến trình tuần tự tương tác CSP”– Communicating Sequential Processes của . Hoare để xây dựng các chương trình tuần tự không đồng bộ mô phỏng các mạch tuần tự không đồng bộ và đưa ra phương pháp mô phỏng dựa trên các luật của đại số CSP và các luật logic để chứng minh các tính chất của một số chương trình tuần tự không đồng bộ. | Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải NGỮ NGHĨA CSP CHO CÁC MẠCH TUẦN TỰ KHÔNG ĐỒNG BỘ Trần Văn Dũng Trường Đại học Giao thông Vận tải Số 3 Cầu Giấy Hà Nội Email zungtv@ Tel 0904588833 Tóm tắt. Bài báo sử dụng công cụ đại số Các tiến trình tuần tự tương tác CSP Communicating Sequential Processes của . Hoare 1 để xây dựng các chương trình tuần tự không đồng bộ mô phỏng các mạch tuần tự không đồng bộ và đưa ra phương pháp mô phỏng dựa trên các luật của đại số CSP và các luật logic để chứng minh các tính chất của một số chương trình tuần tự không đồng bộ. Từ khóa tiến trình tuần tự tương tác CSP mạch tuần tự không đồng bộ chương trình tuần tự không đồng bộ. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mục đích của bài báo nhằm đưa ra cách tiếp cận sử dụng đại số các tiến trình tuần tự tương tác CSP để xây dựng các tiến trình mô phỏng hoạt động của các mạch tuần tự không đồng bộ tức là mạch xử lý thông tin mà ngoài đầu vào và đầu ra có thể cho phép quay vòng một số thông tin bên trong mạch và hoạt động theo các chu kỳ kích hoạt đầu vào không sử dụng đồng hồ đồng bộ. Các mạch tuần tự không đồng bộ là một loại mạch phần cứng quan trọng chính vì vậy việc tìm hiểu và suy luận về các hành vi của mạch có ý nghĩa quan trọng và thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả xem 2 3 4 . Bên cạnh công cụ CSP trong 5 chúng ta đã sử dụng mô hình toán học khác để nghiên cứu việc tích hợp không đồng bộ các tiến trình tuần tự. Trong bài này ta xét mạch tuần tự không đồng bộ theo trình tự các bước như sau Bổ sung biến delay vào các vị trị cần thiết trước khi quay vòng Biểu diễn các biến bổ sung thông qua đầu vào đầu ra và thông tin quay vòng Tìm mối liên hệ giữa các biến xem có thoả mãn các điều kiện cần thiết không Xét mạch hoạt động có cho kết quả duy nhất không tức là thiết kế tốt không Ở đây ta xét chế độ thao tác cơ bản mở rộng theo nghĩa sau các tín hiệu vào có thể đồng bộ thay đổi nhưng sau đó mọi tín hiệu vào khác chờ đợi cho đến khi mạch đạt đến .