Thời kỳ đổi mới đất nước, văn hóa phải thôi thúc con người tự nhận thức được trách nhiệm của mình và thực thi trách nhiệm đó một cách tốt nhất trong mọi lĩnh vực hoạt động. Cần phải làm cho văn hóa thẩm thấm vào mọi mặt của đời sống xã hội và vào từng con người; vào kinh tế với tư cách là văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp; vào lĩnh vực chính trị với tư cách là văn hóa chính trị, . | Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải TÌM HIỂU CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ MỚI GẮN KẾT VĂN HÓA VỚI CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ Nguyễn Thị Tâm1 1 Trường Đại học Giao thông Vận tải Số 3 Cầu Giấy Hà Nội Email tam_nt@ Tel 006115979 Tóm tắt. Thời kỳ đổi mới đất nước văn hóa phải thôi thúc con người tự nhận thức được trách nhiệm của mình và thực thi trách nhiệm đó một cách tốt nhất trong mọi lĩnh vực hoạt động. Cần phải làm cho văn hóa thẩm thấm vào mọi mặt của đời sống xã hội và vào từng con người vào kinh tế với tư cách là văn hóa kinh doanh văn hóa doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp vào lĩnh vực chính trị với tư cách là văn hóa chính trị . Chính vì vậy bên cạnh ba trụ cột phát triển bền vững kinh tế xã hội và môi trường thì sự phát triển của bất cứ một quốc gia nào trong thời hiện đại cũng cần phải có sự phát triển bền vững về văn hóa. Từ khóa Văn hóa văn hóa Việt Nam chính trị kinh tế - xã hội chủ nghĩa xã hội bản sắc dân tộc. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay việc phát triển bền vững đất nước phụ thuộc vào việc giải quyết hài hòa và hợp lý các mối quan hệ lớn mà Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Bổ sung và phát triển năm 2011 đã nêu là nhiệm vụ quan trọng trong đó có mối quan hệ giữa phát triển kinh tế chính trị và phát triển văn hóa. Đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm xây dựng chỉnh đốn Đảng là then chốt với nhiệm vụ không ngừng nâng cao văn hoá nền tảng tinh thần của xã hội. Mọi hoạt động của văn hoá đều phải nhằm vào xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị tư tưởng trí tuệ đạo đức thể chất năng lực sáng tạo có lối sống văn hoá quan hệ hài hoà trong gia đình và xã hội. Nhận thức toàn diện và sâu sắc về mối quan hệ này trong xây dựng và phát triển đất nước hiện nay là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn. .