Công nghiệp hóa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn

Quá trình đổi mới tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi từ mô hình CNH “khép kín”, kế hoạch hóa tập trung sang chiến lược CNH gắn với việc phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, dựa trên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Bài viết trình bày nhận thức về công nghiệp hóa của Đảng trong thời kỳ Đổi mới; Công nghiệp hóa trong thực tiễn hơn 30 năm Đổi mới. | Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải CÔNG NGHIỆP HOÁ Ở VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI TỪ NHẬN THỨC ĐẾN THỰC TIỄN Phạm Thị Xuân1 1 Trường Đại học Giao thông Vận tải Số 3 Cầu Giấy Hà Nội Tác giả liên hệ Email xuanpt@ Tóm tắt Quá trình đổi mới tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi từ mô hình CNH khép kín kế hoạch hoá tập trung sang chiến lược CNH gắn với việc phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN dựa trên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Nhìn nhận lại sự phát triển nhận thức của Đảng từ khi tiến hành cách mạng XHCN ở miền bắc cho đến thực hiện công cuộc Đổi mới có thể góp thêm những kinh nghiệm có giá trị cho tiến trình CNH HĐH đất nước hiện nay. Từ khoá CNH HĐH thời kỳ đổi mới nhận thức thực tiễn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau 34 năm đổi mới nền kinh tế nước ta đã chuyển sang một giai đoạn phát triển mới về chất. Những cơ sở xác định bước chuyển đó là hiển nhiên thể hiện ở nhiều chỉ số khác nhau của 3 phương diện tiềm lực cơ cấu và thế phát triển của nền kinh tế. Trên mỗi phương diện bước tiến của các chỉ số so với trước Đổi mới đều là kỳ tích. Có được thành tựu trên nhờ đường lối CNH đúng đắn của Đảng. 2. NỘI DUNG Nhận thức về công nghiệp hoá của Đảng trong thời kỳ Đổi mới. Năm 1960 Đại hội III của Đảng đã khẳng định CNH là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Tuy nhiên nhận thức về CNH lúc đó chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của Liên Xô và các nước XHCN. Mô hình CNH được triển khai ở Việt Nam thời điểm đó được gọi là mô hình CNH Xô Viết . Mô hình này chú trọng phát triển công nghiệp nặng xây dựng nền kinh tế khép kín với cơ cấu mang nặng tính hiện vật và phủ nhận các quan hệ thị trường. Trong mô hình đó yêu cầu hiện đại hoá mở cửa và hội nhập kinh tế hầu như chưa được tính đến. Lĩnh vực dịch vụ chưa được xem xét như một nội dung quan trọng của tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Năm 1976 Đại hội IV đã có sự bổ sung cụ thể hoá về tư duy lý luận Ưu

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.