Tứ đức của Nho giáo và ý nghĩa tham chiếu của nó đối với sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam hiện nay

Trong xu thế hội nhập hiện nay, sự chuyển biến nhanh chóng của đời sống xã hội đòi hỏi người phụ nữ phải năng động và hiện đại, song điều đó không có nghĩa phủ nhận giá trị tích cực của những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống. Với suy nghĩ ấy, trên cơ sở phân tích quan niệm của Nho giáo về Tứ đức, chúng tôi mong muốn truy tìm những ý nghĩa tham chiếu của quan niệm này đối với người phụ nữ Việt Nam hiện đại. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 18 Số 3 2021 TỨ ĐỨC CỦA NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA THAM CHIẾU CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY Trần Thị Hà Trang Khoa Lý luận chính trị Trường Đại học Khoa học Đại học Huế Email hatrang 91k3@ Ngày nhận bài 24 02 2021 ngày hoàn thành phản biện 28 02 2021 ngày duyệt đăng 15 4 2021 TÓM TẮT Trong xu thế hội nhập hiện nay sự chuyển biến nhanh chóng của đời sống xã hội đòi hỏi người phụ nữ phải năng động và hiện đại song điều đó không có nghĩa phủ nhận giá trị tích cực của những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống. Với suy nghĩ ấy trên cơ sở phân tích quan niệm của Nho giáo về Tứ đức chúng tôi mong muốn truy tìm những ý nghĩa tham chiếu của quan niệm này đối với người phụ nữ Việt Nam hiện đại. Từ khóa Nho giáo Tứ đức Truyền thống Phụ nữ. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Về mặt lịch sử học thuyết Nho giáo khởi sinh vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc trong bối cảnh xã hội Trung Hoa có nhiều biến động phức tạp. Trước tình hình ấy các nhà Nho đã nỗ lực tìm kiếm phương thức phù hợp để thiết định sự ổn định xã hội. Đó chính là cơ sở thực tiễn cho sự ra đời của đường lối Đức trị với biện pháp căn bản là lấy đạo đức làm trung tâm để giáo hóa con người để từ đó hướng đến một xã hội có tôn ti trật tự. Đối với người phụ nữ nội dung giáo hóa đạo đức theo quan niệm của các nhà Nho được thể hiện tập trung ở Tam tòng và Tứ đức. Trong bài viết này chúng tôi chỉ tập trung làm rõ những luận bàn của Nho giáo về Tứ đức với tính cách là những chuẩn mực đạo đức căn bản cần được giáo dục đối với người phụ nữ có đức hạnh. Khi được du nhập vào Việt Nam quan niệm của Nho giáo về Tứ đức đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với cái nhìn của xã hội về người phụ nữ. Ở một mức độ nhất định có thể nói rằng những chuẩn mực về Công Dung Ngôn Hạnh đã góp phần khắc họa hình ảnh phụ nữ Việt Nam truyền thống. Từ chiều dài lịch sử nước ta cho thấy người phụ nữ giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong sự tiến bộ của xã hội. Người ta

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.